Tông Tào Khê xuất bản loạt sách về Phật giáo Hàn Quốc

GNO - Tông Tào Khê, giáo phái Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc, đã xuất bản series sách bằng tiếng Anh và sách song ngữ bằng tiếng Trung Quốc cổ về Phật giáo Hàn Quốc.

Series sách 13 tập, có tiêu đề "Những Tác phẩm Sưu tập của Phật giáo Hàn Quốc" (Collected Works of Korean Buddhism) bao gồm những huấn từ của các nhà sư nổi tiếng trong suốt lịch sử Hàn Quốc như Wonhyo (617 - 686), Jinul (1158 - 1210) và Hyujeong (1520 - 1604). Phiên bản tiếng Hàn của series, được dịch từ các bản văn tiếng Trung Quốc cổ đại, đã được xuất bản vào năm ngoái.

Hàn Quốc.jpg

Tác phẩm vừa được xuất bản

Series, cũng được dịch từ các văn bản gốc bằng tiếng Trung Quốc, là kết quả của một dự án đầy tâm huyết được khởi xướng bởi HT.Jigwan, từng là giám đốc điều hành của Tông Tào Khê từ 2005 đến 2009.

Dự án bắt đầu vào năm 2006 với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa.

"Đây là loạt sách chủ yếu dành cho các học giả và những người quan tâm đến việc nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc", ông Kwon Ki-chan, nhà nghiên cứu Phật giáo và Xã hội thuộc Viện nghiên cứu Tông Tào Khê, cho biết.

"Chúng tôi thấy rằng thực sự không có nhiều tài nguyên về Phật giáo Hàn Quốc ở nước ngoài bằng tiếng Anh. Nhiều người không thể phân biệt Phật giáo Hàn Quốc với Phật giáo Trung Hoa. Loạt sách này nhằm để hướng dẫn cơ bản cho những người muốn nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc".

Ông Kwon nói HT.Jigwan đặc biệt quan tâm đến chất lượng bản dịch của loạt sách này. Tổng cộng có 46 học giả trong và ngoài nước tham gia với tư cách là biên tập viên và biên dịch viên cho loạt sách, gồm học giả Phật giáo Robert Buswell của UCLA, Đại học Tokyo A, Đại học Charles Muller và Dongguk.

"Nhiều học giả có các quan điểm khác nhau về những giáo huấn và các tác phẩm của các nhà sư", ông Kwon nói. "HT.Jigwan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp một bản dịch khách quan về các văn bản, mặc dù có nhiều ý kiến ​​khác nhau của người dịch về chúng".

Quá trình dịch thuật tập thể series sách trên thực tế lấy cảm hứng từ các dịch giả Phật giáo cổ thuộc nhà Tùy và nhà Đường của Trung Quốc.

Trong thời nhà Tùy và nhà Đường, có tổng cộng chín người đảm trách các vai trò khác nhau trong một nhóm dịch giả Phật học. Trong chín người này, một người sẽ chịu trách nhiệm dịch văn bản gốc từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc. Tám dịch giả khác, mỗi người chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm ngữ pháp, giải thích thuật ngữ, chọn từ và cấu trúc câu.

"Tuy nhiên, hầu hết các các dịch giả ngày nay hoặc làm việc một mình hay với một hoặc hai đối tác", ông Kwon nói.

"Bởi vì những văn bản Phật giáo rất phức tạp và có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, một hoặc hai dịch giả một cách vô tình có thể thêm quan điểm chủ quan của họ vào các tác phẩm. Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn nhiều học giả và dịch giả để cùng  nhau làm việc trên dự án này, giống như cách đã được thực hiện vào ngày xưa nhằm làm cho bản dịch được công bằng, chính xác và trung lập về mặt học thuật".

Series sách vừa được công bố sẽ được phân phối cho các trường đại học và viện nghiên cứu nước ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày