TP.HCM: Không phải xuất trình bất kỳ giấy tờ gì chứng minh về tôn giáo khi làm CCCD

Công an TP.HCM khẳng định tôn trọng tự do tôn giáo của công dân, không yêu cầu xuất trình bất kỳ giấy tờ gì chứng minh khi làm CCCD, không gây thêm khó khăn, phiền hà cho dân
Công an TP.HCM khẳng định tôn trọng tự do tôn giáo của công dân, không yêu cầu xuất trình bất kỳ giấy tờ gì chứng minh khi làm CCCD, không gây thêm khó khăn, phiền hà cho dân
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là khẳng định của đại diện lãnh đạo Công an TP.HCM trong nội dung thông tin về sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) tại buổi họp giao ban các cơ quan chức năng, lãnh đạo các cơ quan báo chí sáng nay 9-4-2021.

Theo đó, về thủ tục làm CCCD, Công an TP.HCM tôn trọng tự do tôn giáo của công dân, không yêu cầu công dân xuất trình bất kỳ giấy tờ gì chứng minh tín ngưỡng tôn giáo khi làm CCCD, ghi nhận thông tin tôn giáo do công dân cung cấp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu CCCD đúng theo quy định pháp luật tôn giáo tại Việt Nam.

Thượng tá Huỳnh Thị Kim Trang, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM cho biết đó là chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc Công an TP.HCM nhằm không gây khó khăn, phiền hà cho người dân.

Trả lời câu hỏi của báo Giác Ngộ, nếu gặp trường hợp bị yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng nhận là Phật tử, khi công dân khai tôn giáo là Phật giáo tại mục 7 của tờ khai CCCD thì phản ánh ở đâu? Thượng tá Trang cho biết phản ánh ngay với PC06 để có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời.

Công dân khi đi làm CCCD chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đến địa điểm cung cấp thông tin thân nhân để cán bộ trích xuất hồ sơ trong phần mềm cấp CCCD và thực hiện theo quy trình cấp.

Việc khai tín ngưỡng tôn giáo là quyền tự do của công dân, Công an TP.HCM không yêu cầu xuất trình bất cứ giấy tờ gì để chứng minh - Ảnh: PLO

Việc khai tín ngưỡng tôn giáo là quyền tự do của công dân, Công an TP.HCM không yêu cầu xuất trình bất cứ giấy tờ gì để chứng minh - Ảnh: PLO

Trường hợp công dân chưa có dữ liệu thông tin dân cư hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh thông tin cá nhân thì xuất trình Sổ Hộ khẩu, CMND/CCCD, giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin thay đổi của công dân.

Khi được mời đến bàn thu nhận hồ sơ cấp CCCD, cán bộ thực hiện thao tác đường vân, chụp ảnh, ghi phiếu nhận thông tin CCCD, in giấy hẹn (công dân không phải khai bất kỳ giấy tờ gì như quy trình cấp CCCD mã vạch trước đây; trừ trường hợp công dân chưa có dữ liệu thông tin dân cư, thông tin của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh).

Lệ phí chuyển từ CMND 9 số CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD là 15.000 đồng / thẻ CCCD. Trường hợp đổi thẻ khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có thông tin sai sót trên thẻ; khi công dân có yêu cầu là 25.000 đồng/thẻ CCCD. Nếu cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định là 35.000 đồng/thẻ CCCD.

Được biết hiện Công an TP.HCM đang tập trung cấp cho nhân khẩu có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, sau khi hoàn thành mới đến lượt cấp cho nhân khẩu tạm trú. Để tạo điều kiện cho người dân làm CCCD, Công an TP.HCM tổ chức thực hiện tại trụ sở Công an TP.Thủ Đức và 21 quận huyện, cùng 2 xe lưu động, làm việc từ 6 giờ hoặc 7 giờ cho đến 0 giờ hoặc 1 giờ sáng hôm sau của tất cả ngày trong tuần, kể cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ.

Thẻ CCCD gắn chíp điện tử mang lại nhiều tiện ích, có thể tích hợp hơn 30 loại giấy tờ khác nhau (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, mã số thuế…) và “không có chức năng định vị theo dõi để xác định vị trí của công dân. Trường hợp mất thẻ hoàn toàn không bị tiết lộ lọt thông tin cá nhân”, Thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang khẳng định.

Tính đến ngày 8-4, Công an TP.HCM đã hoàn chỉnh được 82.485 thẻ CCCD có gắn chíp điện tử để trả cho công dân.

Trường hợp nếu có điểm nào tại TP.HCM yêu cầu công dân phải xuất trình giấy tờ chứng nhận Phật tử mới được chấp nhận khai Phật giáo tại mục 7 của tờ khai CCCD, xin phản ánh về tòa soạn báo Giác Ngộ (Email: toasoan@giacngo.vn, onlinegiacngo@gmail.com, điện thoại: (028) 3930 3120 -39304784, Hotline: 0906909676) hoặc gửi trong phần BÌNH LUẬN dưới mỗi tin, bài trên Giác Ngộ Online, với thông tin cụ thể, để báo tổng hợp phản ánh đến Công an TP.HCM có sự chỉ đạo can thiệp kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày