TP.HCM: Học viện khai giảng khóa VI khoa Đào tạo từ xa

GNO - Sáng nay, 15-9, khoa Đào tạo từ xa thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã tổ chức lễ khai giảng khóa VI, ở cơ sở 1 của Học viện (750 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận).

H3.JPG

ĐĐ.Thích Giác Hoàng phát biểu khai mạc

Phát biểu chào mừng, ĐĐ.Thích Giác Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành kiêm Chánh Văn phòng Học viện, Trưởng khoa Đào tạo từ xa cho biết: Khoa Đào tạo từ xa có tiền thân từ chương trình Phật học hàm thụ do Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN kết hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức từ năm 1998.

H7.JPG

Khoa Đào tạo từ xa tiền thân là chương trình Phật học hàm thụ do Báo Giác Ngộ thực hiện

Năm 2009 được sự chỉ đạo của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Viện trưởng Học viện, Học viện đã tiếp nhận chương trình này, trong chủ trương đáp ứng nhu cầu của Tăng Ni, Phật tử cũng như nhiều tầng lớp trong xã hội về Phật học.

Trải qua 10 năm, khoa đã đào tạo 4 khóa, hiện khóa V đang học năm thứ III. Đã có hàng ngàn Tăng Ni, cư sĩ cũng như các tầng lớp khác trong xã hội tốt nghiệp, đang phục vụ cho Giáo hội các địa phương; tham gia nghiên cứu và tiếp tục học chương trình sau đại học, tạo nên sự đa dạng trong nghiên cứu cũng như thực hành lời Phật dạy.

H9.JPG

TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện

Thay mặt Hội đồng Điều hành tham dự và phát biểu tại buổi lễ, TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Học viện đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Học viện, từ tiền thân là Đại học Vạn Hạnh (1964-1974) cho đến sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập năm 1975.

Năm 1981, Trường Cao cấp Phật học được mở tại Hà Nội, đến năm 1984, Trường Cao cấp Phật học cơ sở II được mở tại TP.HCM. Năm 1992, trường được đổi tên thành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Từ một trường chỉ đào tạo Phật học, đến năm 1997, Học viện đã mở được 6 khoa, đào tạo các chuyên ngành khác nhau.

H4.JPG

Học viên khoa Đào tạo từ xa được mở rộng, gồm Tăng Ni và cư sĩ

Theo Thượng tọa Phó Viện trưởng, khoa Đào tạo từ xa được đào tạo trên nền tảng và các giáo trình hầu hết từ khoa Triết học Phật giáo (ngoài môn kinh, luận, tư tưởng sẽ được học bổ sung các môn ngoại điển ứng dụng, để phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện nay, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của các học viên ghi danh theo học).

Dịp này, Thượng tọa cũng tán dương tinh thần cầu học của các Tăng, Ni (tuổi đời từ 35 trở lên theo quy định) các cư sĩ, các nhà nghiên cứu, các học viên tôn giáo bạn cũng như công chức, nhân viên và sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về Phật giáo. Qua đó, Thượng tọa cũng sách tấn đến các học viên nỗ lực học tập và tiếp tục theo học các cấp bậc cao hơn với chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Phật học mà Học viện đang đào tạo.

Sau lễ khai giảng lãnh đạo khoa đã có buổi giao lưu và giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn cho 526 học viên đăng ký theo học.

H1.JPG

Đây là chương trình được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu học Phật rộng rãi

H10.JPG

ĐĐ.Giác Hoàng, ĐĐ.Thích Lệ Ngôn và NS.TN.Hương Nhũ trong Ban Chủ nhiệm khoa và VP Học viện

H5.JPG

Học viên không bị giới hạn tuổi tác, tín đồ Phật giáo hay công chức, tín đồ các tôn giáo khác

H2.JPG

Khoa đã đào tạo 4 khóa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày