TP.HCM: Lễ tưởng niệm và di quan cố HT.Thích Như Thọ

GNO - Sáng nay, 28-9, lễ tưởng niệm và cung tống kim quan cố HT.Thích Như Thọ, UV BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng BTS GHPGVN Q.10, nguyên đại biểu HĐND Q.10, UV UBMTTQVN Q.10, thư ký môn phái Chúc Thánh đã được diễn ra tại chùa Bửu Đà (CMT8, Q.10, TP.HCM).

>> BTS GHPGVN TP.HCM viếng tang cố HT.Thích Như Thọ

1ht ntho03.jpg


Di ảnh tôn trí tại Giác linh đường - chùa Bửu Đà

Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Hiển Tu, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Niệm, HT.Thích Như Tín - Phó BTS GHPGVN TP.HCM cùng chư tôn đức đại diện BTS GHPGVN TP.HCM, các quận, huyện trong thành phố, môn đồ pháp quyến và Phật tử.

Về phía lãnh đạo chính quyền có sự tham dự của ông Phạm Quang Đồng, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Q.10; ông Huỳnh Đức, Chủ tịch UBMTTQVN Q.10 cùng đại diện các cấp chính quyền địa phương sở tại.

1ht ntho01.jpg
Môn đồ pháp quyền tác bạch cung thỉnh chư tôn đức quang lâm dự lễ tưởng niệm, di quan

1ht ntho02.jpg
Tại Giác linh đường sáng nay, 28-9, chư tôn đức Tăng Ni,
môn đồ hiếu quyến, Phật tử, chính quyền đã tưởng niệm cố Hòa thượng

1ht ntho06.jpg
HT.Thích Như Niệm cung tuyên tiểu sử cố HT.Thích Như Thọ

HT.Thích Như Niệm cung tuyên tiểu sử, ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng tân viên tịch.

Theo đó, Hòa thượng xuất thân từ xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, trong gia đình có truyền thống nhiều đời theo Phật. Năm 12 tuổi, Hòa thượng xuất gia với bổn sư thế độ là HT.Thích Đồng Phước, trụ trì tổ đình Cổ Lâm (Quảng Nam).

Năm 1967, Hòa thượng thọ giới Sa-di, pháp danh là Như Thọ. Sau đó, Hòa thượng bổn sư gửi thầy về tu học tại chùa Liên Trì ở Đà Nẵng. Năm 1971, Hòa thượng xin vào Sài Gòn ở chùa Bửu Đà (Q.10).  Năm 1975, Hòa thượng tốt nghiệp Phổ thông Trung học và Phật học viện Huệ Quang.

Cũng vào năm 1975, Hòa thượng thọ Cụ túc giới tại chùa Ấn Quang do HT.Thích Hành Trụ làm Hòa thượng Đường đầu, được Hòa thượng phú pháp Giải Thảo, hiệu Bửu Lâm, thuộc dòng phái Chúc Thánh, đời thứ 41.

1ht ntho07.jpg
HT.Thích Tịnh Hạnh đọc lời tưởng niệm của BTS GHPGVN TP.HCM

1ht ntho08.jpg
Xin bái biệt Hòa thượng...

Năm 1976-1980, Hòa thượng theo học ngoại ngữ Anh văn và phổ thông hướng nghiệp, được Sở Giáo dục Đào tạo phân công giảng dạy môn hướng nghiệp nơi trường Lê Lai (Q.8).

Năm 1989, Hòa thượng cùng với HT.Thích Như Tín về Quảng Nam vận động xây dựng trùng tu tổ đình Cổ Lâm (bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh).

Từ năm 1996 - 2014, Hòa thượng đươc công cử các chức Thư ký BTS GHPGVN Q.10, Trưởng BTS GHPGVN Q.10, Đại biểu HĐND Q.10…

HT.Thích Tịnh Hạnh đã thay mặt BTS GHPGVN TP.HCM đọc lời tưởng niệm về những công hạnh và hành trạng của cố HT.Thích Như Thọ.

1ht ntho09.jpg
ĐĐ.Thích Trung Nguyện đọc lời tưởng niệm của PG Q.10

1ht ntho10.jpg
Lời tưởng niệm của môn phái Chúc Thánh - do HT.Thích Như Tín đọc

1ht ntho11.jpg
Chư tôn Hòa thượng, chư thiền đức Tăng Ni lãnh đạo Giáo hội tại buổi lễ

Thay mặt cho chư Tăng Ni và Phật tử Q.10, ĐĐ.Thích Trung Nguyện, Chánh Thư ký BTS GHPGVN Q.10 đã đọc lời tưởng niệm, tri ân những đóng góp mà cố Hòa thượng đã làm cho Phật giáo quận nhà. Đồng thời sẽ luôn hướng về thầy, học hỏi những việc làm ích đạo lợi đời của Hòa thượng, để đưa Phật giáo quận nhà ngày phát triển.

Trong lời tưởng niệm của môn phái Chúc Thánh, HT.Thích Như Tín, Trưởng ban Điều hành môn phái đã tri ân đến các cấp lãnh đạo BTS GHPGVN TP.HCM, các cấp chính quyền Q.10. Đồng thời, Hòa thượng cũng nhắc lại những việc làm thắm tình đạo tình đời của Hòa thượng tân viên tịch, người huynh đệ đồng sơn môn, một vị thầy khả kính đối với Phật tử.

ĐĐ.Thích Thị Trí, trưởng tử đã thay mặt môn đồ pháp quyến dâng lời tưởng niệm ân sư, ghi nhớ về những lời chỉ dạy của thầy, những bài học thân giáo không lời nhưng đã in sâu vào tâm khảm, là tư lương tu học và hành đạo cho lớp đệ tử. Đồng thời, nguyện sẽ tiếp nối chí nguyện mà thầy đang làm còn dang dở, để hầu đáp đền những ân nghĩa sâu dày của thầy đã chỉ dạy.

1ht ntho14.jpg
ĐĐ.Thích Thị Trí thay mặt hiếu quyến môn đồ dâng lời
tưởng niệm ân đức ân sư... "ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng"

1ht ntho12.jpg
Giây phút lắng lòng nghe những bộc bạch lần cuối dành cho cố Hòa thượng

1ht ntho15.jpg
ĐĐ.Thích Nhật Thiện thay mặt Ban Tổ chức lễ tang cảm tạ tri ân

1ht ntho16.jpg
Niệm hương tưởng niệm, bái biệt một huynh đệ đồng tu cỡi hạc quy Tây...

Thay mặt Ban Tổ chức tang lễ, ĐĐ.Thích Nhật Thiện, Phó BTS GHPGVN Q.10 đã cảm tạ tri ân chư tôn đức lãnh đạo BTS GHPGVN TP.HCM, các quận, huyện cùng quý vị lãnh đạo các cấp chính quyền và đồng bào Phật tử.

Sau lễ niệm hương tưởng niệm của lãnh đạo BTS GHPGVN TP.HCM, Ban Nghi lễ đã tiến hành nghi lễ di quan.

Kim quan cố Hòa thượng được đưa về tổ đình Cổ Lâm (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) làm lễ truy niệm và nhập bảo tháp vào lúc 11g30 ngày 30-9 (nhằm ngày 7-9-Giáp Ngọ).

1ht ntho18.jpg
TT.Thích Lệ Trang - Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM cử hành lễ di quan

1ht ntho19.jpg
Từ nay, nơi Bửu Đà tòng lâm vắng bóng một vị thầy khả kính của môn đồ, Phật tử...

1ht ntho20.jpg
Y-bát, lư hương, linh vị được môn đồ hiếu quyến cung thỉnh tại lễ di quan, đưa nhục thân cố Hòa thượng về quê hương Quảng Nam - nơi chốn tổ Cổ Lâm (huyện Điện Bàn), cũng là nơi cố Hòa thượng xuất gia đầu Phật, dấn thân vào đời hóa độ chúng sinh

1ht ntho21.jpg
Sau đó, di ảnh của cố Hòa thượng cũng được thỉnh theo

1ht ntho22.jpg

1ht ntho23.jpg

1ht ntho26.jpg
Đoàn cung thỉnh y-bát, linh vị, di ảnh và kim quan từ từ rời khỏi
Giác linh đường, rời khỏi chùa Bửu Đà - trú xứ của cố Hòa thượng mấy mươi năm qua

1ht ntho28.jpg
Trước khi rời đi...

1ht ntho24.jpg

1ht ntho25.jpg
Phật tử mỗi người một nhành hoa, mỗi người một câu niệm Phật tiễn thầy

1ht ntho29.jpg
Chư tôn đức Ni và Phật tử khắp nơi tới chùa Bửu Đà tiễn cố Hòa thượng sáng nay, 28-9

1ht ntho30.jpg

1ht ntho31.jpg
Kim quan của Hòa thượng từ từ rời xa con hẻm 419 -
Cách Mạng Tháng 8, nơi thầy đã gắn bó sáng chiều từ năm 1971

Như Danh - Ảnh: Vũ Giang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày