TP.HCM: Sẽ tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 không tập trung đông người

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 sẽ không tập trung đông người, để nâng cao phòng chống dịch bệnh Covid-19
Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 sẽ không tập trung đông người, để nâng cao phòng chống dịch bệnh Covid-19
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM vừa phổ biến Công văn số 221/BTS-VP, hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2565 - Dương lịch 2021 tại TP.HCM trước tình hình mới.

Công văn do Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Trưởng ban Trị sự ấn ký ngày 14-5, gửi đến chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN; các ban chuyên GHPGVN; Ban Trị sự GHPGVN 24 quận huyện; chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện TP.HCM.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới và trong nước; liên tiếp nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng được phát hiện tại các tỉnh, thành phố trong nước.

* Theo đó, để công tác tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư kiết hạ Phật lịch 2565, hướng đến Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN (7-11-1981 – 7-11-2021) trên địa bàn TP.HCM được thành tựu viên mãn; đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện tại, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM thông báo về công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565.

Đối với Giáo hội cấp Thành phố: tổ chức lễ Tắm Phật truyền thống, tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, phường 12, quận 10), thời gian từ 6 giờ đến 7 giờ 30, thứ Tư - ngày 19-5-2021 (mùng 8-4-Tân Sửu):

Từ 6 giờ đến 7 giờ 30, thứ Tư ngày 26-5-2021 (ngày 15-4-Tân Sửu): Chính thức cử hành Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565.

Thành phần tham dự gồm chư tôn đức giáo phẩm Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN Thành phố (không quá 30 vị); Không quy tụ chư tôn đức Ban Trị sự, Tăng Ni, Phật tử GHPGVN quận huyện tham dự.

Đối với Giáo hội cấp quận huyện: Thường trực Ban Trị sự GHPGVN 24 quận huyện phải có văn bản báo trình về công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2561 tại địa phương với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Thành phố và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp quận huyện để biết và quan tâm hỗ trợ.

Địa điểm, tại trụ sở các Ban Trị sự Phật giáo quậnhuyện, có thể linh hoạt chọn cơ sở tự viện khác tại địa phương nhằm hội đủ không gian, đáp ứng được quy chuẩn phòng, chống dịch Covid-19 theo đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch và chính quyền địa phương, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, nhưng phải thể hiện tính đoàn kết, phù hợp tinh thần Đạo pháp - Dân tộc.

Thời gian tổ chức tương tự như Ban Trị sự Phật giáo Thành phố triển khai, thực hiện tại kế hoạch số 170/KH-BTS; Thành phần tham dự gồm chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tại địa phương (không quá 30 vị), không tập trung Tăng Ni, Phật tử đại chúng tham dự.

Nội dung, chương trình: Như đã nêu trên, các Ban có thể linh hoạt chương trình sao cho phù hợp với điều kiện, tình hình và nhu cầu thực tế tại địa phương.

Đối với các cơ sở tự viện Giáo hội trên địa bàn Thành phố: Thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản tương tự như Ban Trị sự Phật giáo Thành phố triển khai, thực hiện; có thể vận dụng thời gian sao cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế từng cơ sở.

Thành phần tham dự gồm chư tôn đức Tăng, Ni tại trú xứ (không quá 30 vị), chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch và Chính quyền địa phương, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, không tập trung Phật tử.

Nội dung, chương trình gồm thực hiện nghi thức Tắm Phật truyền thống, tụng nghi thức Khánh đản và kinh Chuyển Pháp Luân để kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565, góp phần cầu nguyện nạn dịch Covid-19 sớm chấm dứt, quốc thái dân an, chúng sanh an lạc.

Về hình thức, trang trí tôn nghiêm, treo cờ (Quốc kỳ, Đạo kỳ), phan, phường, lồng đèn, thiết lập bồn tắm Phật đản sanh (hoặc vườn Lâm-tỳ-ni), biểu ngữ “Kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2565 - DL.2021”,... tại trụ sở GHPGVN Thành phố, 24 quận huyện, các cơ sở tự viện Giáo hội trên địa bàn Thành phố.

Tại tư gia Phật tử, tín đồ Phật giáo trên địa bàn TP.HCM: Tôn trí khung cảnh trang nghiêm với tâm niệm thanh tịnh, thành kính hướng về ngày đản sanh của Đức Phật; Mỗi cá nhân, gia đình cử hành Đại lễ Phật đản (theo nghi thức do Ban Nghi lễ Phật giáo Thành phố phát hành trên pgtphcm.vn hoặc giacngo.vn) thật trang nghiêm với lòng tôn kính Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật; Vận dụng các tiện ích trên các phương tiện công nghệ kết nối online với các cơ sở tự viện, Giáo hội cấp quận huyện và Thành phố về nội dung Phật đản để thể hiện lòng tôn kính Đức Phật và cầu nguyện “Quốc thái dân an”, nạn dịch Covid-19 sớm kết thúc.

* Về công tác tổ chức An cư kiết hạ Phật lịch 2565, lễ tác pháp an cư và Tự tứ của GHPGVN Thành phố:

Lễ tác pháp an cư, vào lúc 9 giờ, ngày 25-5-2021 (14-4-Tân Sửu), tại Việt Nam Quốc Tự.

Lễ tác pháp Tự tứ: Ngày 21-8-2021 (14-7-Tân Sửu), tại Việt Nam Quốc Tự (242-244 đường 3/2, phường 12, quận 10), dành cho chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự, Thường trực 12 Ban chuyên môn GHPGVN Thành phố và Thường trực Ban Trị sự GHPGVN 24 quận huyện.

Biện pháp tổ chức, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch và chính quyền địa phương, nhất là thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Lễ tác pháp An cư và Tự tứ của GHPGVN 24 quận huyện, tại địa điểm: Do các Ban Trị sự Phật giáo địa phương chủ động, đảm bảo quy chuẩn phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện tại; Dành cho chư Tăng, Ni tại địa phương (Tăng, Ni riêng biệt).

Biện pháp thực hiện, tùy tình hình diễn biến của dịch Covid-19 tại địa phương, Ban Trị sự Phật giáo quận huyện cần xin ý kiến chính quyền địa phương về công tác tổ chức An cư (tập trung/tại chỗ) nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày