Số ca nhiễm mới chủ yếu tại TP.HCM 3.341 (giảm 1.175 ca so với hôm qua), Bình Dương 2.522, Long An 599, Đồng Nai 588, Khánh Hòa 262, Đồng Tháp 158...
Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM 152.627, Bình Dương 46.501, Long An 14.998, Đồng Nai 14.204, Đồng Tháp 5.168, Khánh Hòa 4.508, Tiền Giang 4.448, Tây Ninh 3.525, Cần Thơ 2.749, Hà Nội 2.484, Phú Yên 2.144, Đà Nẵng 2.125, Bắc Ninh 1.757, Vĩnh Long 1.705, Bình Thuận 1.480, Trà Vinh 865, An Giang 840, Ninh Thuận 634, Sóc Trăng 611, Đăk Lăk 521, Nghệ An 520, Kiên Giang 512, Quảng Ngãi 498, Bình Định 463, Gia Lai 373, Hậu Giang 351, Thừa Thiên Huế 333, Bình Phước 308, Hà Tĩnh 306, Quảng Nam 249, Lâm Đồng 197, Hải Dương 163, Lạng Sơn 149, Thanh Hóa 125, Sơn La 87, Lào Cai 79, Bạc Liêu 78, Hà Nam 69, Quảng Bình 65, Cà Mau 62, Ninh Bình 57, Nam Định 33, Thái Nguyên 14.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay là 279.630, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. Có 4.473 người được công bố khỏi bệnh trong ngày 16-8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 106.977. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 590. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 22.
Cũng trong ngày hôm nay, Bộ Y tế công bố 368 ca tử vong tại: TP.HCM 315, Bình Dương 29, Long An 8, Tiền Giang 4, Hà Nội 2, các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Đăk Lăk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hưng Yên, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Tây Ninh và Thừa Thiên Huế mỗi nơi 1 ca.
Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến 16-8 là 6.141 ca, tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc, tương đương tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu "Bệnh viện phải tiếp nhận tất cả bệnh nhân cấp cứu"
Ngày 16-8, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng đã ký công văn hỏa tốc gửi các cơ sở y tế trên địa bàn.
Theo đó, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu cổng cấp cứu của tất cả bệnh viện luôn mở 24-7, sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu dù mắc Covid-19 hay không. "Bệnh viện không được yêu cầu người bệnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm nCoV âm tính hay dương tính mới tiếp nhận", công văn nêu rõ.
Các bệnh viện chuyển đổi công năng một phần theo mô hình bệnh viện tách đôi phải có buồng cấp cứu sàng lọc Covid-19. Bệnh nhân đến khám, nếu xác định mắc Covid-19 thì chuyển sang khu cách ly điều trị của bệnh viện; không mắc Covid-19 thì chuyển sang khu điều trị dành cho người bệnh thông thường.
Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị các bệnh viện đã chuyển đổi công năng hoàn toàn thành điều trị Covid-19 cũng không từ chối bất kỳ ai đến cấp cứu.
Người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến không mắc Covid-19 hoặc chưa xác định mắc Covid-19, bệnh viện phải bố trí một buồng cấp cứu sàng lọc riêng biệt, đầy đủ các thuốc cấp cứu, phương tiện và dụng cụ cấp cứu cơ bản. Sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định, bệnh viện liên hệ và chuyển đến các bệnh viện điều trị người không mắc Covid-19.
Người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến, đã được xác định mắc Covid-19, bệnh viện phải tiếp nhận. Sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định, có thể chuyển viện phù hợp.
Các phòng khám đa khoa tiếp tục duy trì buồng khám và cấp cứu sàng lọc, sau khi sơ cứu thì chuyển đến các bệnh viện điều trị phù hợp.