Trà Vinh: Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên khánh thành cầu bê-tông liên huyện

Cây cầu liên huyện Cầu Ngang, Cầu Kè được khánh thành đưa vào sử dụng
Cây cầu liên huyện Cầu Ngang, Cầu Kè được khánh thành đưa vào sử dụng
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 25-2, Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (TP.HCM) làm lễ khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Tường Nguyên 462 tại tỉnh Trà Vinh.
Đoàn từ thiện trong ngày vui khánh thành cây cầu bê-tông Tường Nguyên 462 bắc qua hai huyện Cầu Ngang - Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh - Ảnh: TN

Đoàn từ thiện trong ngày vui khánh thành cây cầu bê-tông Tường Nguyên 462 bắc qua hai huyện Cầu Ngang - Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh - Ảnh: TN

Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên kết hợp với địa phương khánh thành, đưa vào sử dụng cây cầu Tường Nguyên 462 với chiều ngang 3,3 m, chiều dài 53 m, tại X.Thạnh Hoà Sơn, H.Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Đây cũng là cây cầu bắc ngang qua H.Cầu Kè.

Tổng kinh phí xây dựng 2 tỷ đồng, do gia đình cố Phật tử Lâm Văn Sử, pháp danh Tánh Đức Minh và đoàn y bác sĩ thiện nguyện ở TP.HCM tài trợ, trong đó UBND H.Cầu Ngang đối ứng 250 triệu đồng cùng bà con nhân dân địa phương đóng góp công sức.

Cây cầu liên huyện được khánh thành là niềm vui cho chính quyền và bà con địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở hai huyện thuộc tỉnh Trà Vinh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày