Trao tặng HT.Thích Trí Tịnh và HT.Thích Minh Châu Huân chương Hồ Chí Minh

(GNO-TP.HCM): Trong buổi lễ được tổ chức đơn giản với nghi thức ngắn gọn nhưng không kém phần trang trọng, ấm áp diễn ra trong cùng buổi sáng 28-12 tại chùa Vạn Đức (Q.Thủ Đức) và thiền viện Vạn Hạnh (Q.Phú Nhuận), thừa ủy quyền Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt Nhà nước trân trọng trao tặng nhị vị Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM kiêm Chủ tịch HĐTS GHPGVN và HT.Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN Huân chương Hồ Chí Minh.

>>> Xem thêm chùm ảnh

Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, TP.HCM và đông đảo Tăng Ni, Phật tử đến dự và chúc mừng.

wwwT5.jpg
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trân trọng
trao Huân chương Hồ Chí Minh đến HT.Thích Trí Tịnh
Ảnh: Lương Hòa

Thay mặt lãnh đạo Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu ghi nhận những cống hiến vô giá cho sự nghiệp phụng sự Đạo pháp và phục vụ Dân tộc của nhị vị HT.Thích Trí Tịnh và HT.Thích Minh Châu - những bậc cao tăng thạc đức của Phật giáo VN đương đại, đã tích cực tham gia công cuộc vận động thành lập Giáo hội Phật giáo VN, xây dựng, phát triển Giáo hội thu đạt nhiều thành tựu tốt đẹp, góp phần thiết lập đời sống an lạc cho cộng đồng.

Dịp này, Phó Thủ tướng kính chúc nhị vị Hòa thượng sức khỏe, phúc tuệ miên trường, tiếp tục lãnh đạo Giáo hội Phật giáo VN bước lên những tầm cao mới.

wwwT3 (2).JPG
Toàn cảnh lễ trao Huân chương Hồ Chí Minh
đến HT.Thích Minh Châu - Ảnh: Vũ Giang

HT.Thích Trí Tịnh - đương kim Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, một trong những vị giáo phẩm đã có quá trình gắn bó với việc hình thành, phát triển Giáo hội chặng đường 30 năm qua. Ngoài đảm đương vị trí lãnh đạo cao nhất của Giáo hội, Hòa thượng còn là nhà phiên dịch kinh điển không mệt mỏi và chuyên tâm tu tập pháp môn Tịnh độ.

HT.Thích Minh Châu - đương kim Phó Pháp chủ HĐCM, bậc cao tăng thạc đức có uy tín lớn của Phật giáo Việt Nam, là một trong những vị giáo phẩm đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục của Giáo hội, sáng lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Suốt quá trình tu tập, Hòa thượng đã dành nhiều thời gian biên soạn, dịch thuật hàng trăm tác phẩm có giá trị học thuật cao, làm tài liệu học tập, nghiên cứu của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phật lịch được tính như thế nào?

Phật lịch được tính như thế nào?

GNO - Gần đây, nhiều bạn đọc phản ánh về việc ghi Phật lịch trên các sự kiện của Giáo hội, gây ngộ nhận rằng Phật lịch được tính theo... năm mới Tây lịch, hoặc âm lịch... Vậy theo Phật giáo, cách tính Phật lịch thế nào là đúng và thời gian thay đổi Phật lịch từ lúc nào?

Thông tin hàng ngày