"Canh cô, Mậu quả"

Phật giáo thì không căn cứ vào tuổi mà căn cứ vào Nhân quả-Nghiệp báo - Ảnh minh họa
Phật giáo thì không căn cứ vào tuổi mà căn cứ vào Nhân quả-Nghiệp báo - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Theo các sách coi tuổi của người Trung Quốc xưa thì: “Canh biến vi cô, Mậu biến vi quả...” nghĩa là chữ Canh thì cô độc, chữ Mậu thì góa bụa… Cho nên mới có thành ngữ “Canh cô, Mậu quả” để nói về những người nằm trong can Canh, Mậu thường rơi vào số cô độc, đơn lẻ hay trắc trở đường tình duyên.

Nói về nghĩa của chữ Cô, Độc và Quả, ông An Chi, trong Năng Lượng Mới (số 224 ra ngày 24-5-2013) đã giải thích như: “Nghĩa xa xưa của chữ ‘cô’[孤] có thể thấy trong thiên ‘Lương Huệ Vương, hạ’ của sách Mạnh Tử: ‘Lão nhi vô thê viết quan, lão nhi vô phu viết quả, lão nhi vô tử viết độc, ấu nhi vô phụ viết cô’. (Già mà không vợ gọi là quan, già mà không chồng gọi là quả, già mà không con gọi là độc, trẻ mà không cha gọi là cô). Từ nghĩa gốc là ‘không có cha’, chữ ‘cô’ mới có nghĩa phái sinh là ‘một mình’, như có thể thấy trong cô độc, cô đơn, cô lánh [另], cô lập, cô thôn, v.v…”.

Như vậy chữ Cô có nghĩa là trẻ không cha và/hoặc mẹ. Còn Độc có còn có nghĩa là già mà không con cái. Tôi không biết sách xưa nói trúng tới đâu nhưng xét trường hợp của chị tôi (tuổi Canh) thì thấy không trúng gì cả.

Chị là người con thứ tư trong gia đình có mười anh chị em. Sau khi ba anh chị trước lập gia đình và ra riêng thì chị phụ má nuôi các em, nên cả gia đình đều yêu quý chị. Vì lo cho các em nên chị lập gia đình khá muộn. Cũng may chồng chị là người hiền lành, chất phác và chí thú làm ăn. Chị cũng có hai đứa con và chúng đều ngoan cả. Ba chúng tôi qua đời lúc 88 tuổi, còn má thì 80. Như vậy chị không phải mồ côi (Cô) cũng không hề cô độc (Độc) mặc dù thiên can của chị là chữ Canh.

Còn chữ Mậu thì sao? Có phải người nào có thiên can chữ Mậu thường không có chồng? Tôi có đứa cháu gái gọi bằng chú. Cháu tuổi Mậu Ngọ (1978) nhưng có chồng từ rất sớm và cũng có hai đứa con. Chồng cháu là chủ xưởng mộc và gia đình hiện rất hạnh phúc.

Căn cứ vào hai trường hợp thực tế trên thì ta thấy rằng những điều sách nói đâu có trúng. Thực tế thì mặc dù mang chữ Canh hay Mậu nhưng cũng có người cô độc, có người thì không. Những tuổi khác cũng đều như thế cả.

Các sách bói toán căn cứ vào tuổi để đoạn vận kiết hung của con người, nhưng Phật giáo thì không căn cứ vào tuổi mà căn cứ vào Nhân quả-Nghiệp báo: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị” (Muốn biết nhân đời trước, hãy nhìn vào kết quả thọ báo hiện tại. Muốn biết kết quả thọ báo của đời sau, hãy nhìn vào những tạo tác của hiện tại). Dù bạn có tuổi gì đi nữa mà gieo hạt đắng thì sẽ cho ra quả đắng nhưng gieo hạt ngọt thì sẽ cho ra quả ngọt. Căn cứ vào tuổi tác để đoán vận mệnh thì có khi trúng khi trật, nhưng căn cứ vào nhân quả để đoán thì chính xác vô cùng.

Báo Giác Ngộ không chỉ là tên của một tờ báo, mà còn có ý nghĩa nhắc nhở ta rằng hãy luôn luôn giác ngộ về vận mệnh và thời gian. Về vận mệnh thì phải tin và làm theo luật Nhân quả chứ không tin vào tử vi toán số, còn về thời gian thì phải ý thức về sự vô thường của cuộc đời để mà lo tu mau kẻo trễ vậy. Lời di huấn sau cùng của Ðức Thế Tôn là: “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực kiên trì tinh tấn”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày