Hà Nội: Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN Thành phố tập huấn về tổ chức khóa tu, pháp hội

Hội nghị tập huấn tổ chức khóa tu, pháp hội cho các đạo tràng trên TP.Hà Nội
Hội nghị tập huấn tổ chức khóa tu, pháp hội cho các đạo tràng trên TP.Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 6-5, tại Trụ sở GHPGVN TP.Hà Nội - chùa Mộ Lao (P.Mộ Lao, Q.Hà Đông), Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN TP.Hà Nội đã tổ chức hội nghị tập huấn cho các đạo tràng có các Phật tử tu học, pháp hội năm 2024.
Chư tôn đức chứng minh, tham dự

Chư tôn đức chứng minh, tham dự

Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, cùng chư tôn đức Ban Trị sự TP; đại diện lãnh đạo TP.Hà Nội, Phật tử 19 đạo tràng tham dự.

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Tiến Thông, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TP.Hà Nội nhấn mạnh mục đích của khóa tập huấn nhằm giúp đỡ cho các chùa cũng như các đạo tràng tổ chức khóa tu mùa hè và pháp hội có quy mô, hệ thống, bài bản, đúng chính Pháp và pháp luật, đem lại giá trị thiết thực cho đời sống nhân sinh.

Thượng tọa Thích Tiến Thông phát biểu khai mạc

Thượng tọa Thích Tiến Thông phát biểu khai mạc

Theo đó, căn cứ tình hình thực tiễn, những năm trước đây trên địa bàn thủ đô mỗi năm có rất nhiều nơi tổ chức các khóa tu như: chùa Bằng, Đình Quán, Phúc Lâm, Nhạ Phúc… đều đã đạt được những kết quả khả quan, tích cực, thu hút đông đảo học sinh sinh viên, Phật tử tham gia. Có những khóa tu tổ chức 3 ngày, 5 ngày, thậm chí 7 ngày. Đây là những khoảng thời gian trải nghiệm hữu ích trong sự nghiệp bồi dưỡng đạo đức, kinh nghiệm cho thế hệ trẻ thủ đô.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng không ít những vấn đề đặt ra cho các hoạt động này như: hành lang pháp lý tổ chức, đội ngũ giảng sư, chương trình tu học, lực lượng tình nguyện viên, các đối tượng tu sinh… cần có sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới.

Thượng tọa Thích Đạo Phong triển khai công văn số 80/CV-BTS của Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội

Thượng tọa Thích Đạo Phong triển khai công văn số 80/CV-BTS của Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội

Vì vậy, tại hội nghị này, đại chúng đã được nghe Thượng tọa Thích Đạo Phong, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội triển khai công văn số 80/CV-BTS của Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội về việc tổ chức khóa tu mùa hè.

Ngoài ra, bà Phạm Bảo Khánh, Phó ban Tôn giáo TP.Hà Nội cũng đã triển khai công văn của Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Thành phố về việc tổ chức khóa tu mùa hè tại các cơ sở tự viện Phật giáo trên địa bàn năm 2024; chia sẻ về những kĩ năng sống cần thiết có thể đưa vào nội dung trong các khóa tu hè, cũng như hướng dẫn các chùa đăng ký tổ chức khóa tu với chính quyền địa phương.

Bà Phạm Bảo Khánh nói chuyện tại hội nghị

Bà Phạm Bảo Khánh nói chuyện tại hội nghị

Ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia hướng nghiệp, khởi nghiệp Thành đoàn Hà Nội cũng phát biểu chia sẻ một số kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức khóa tu dành cho tuổi trẻ, cách lồng ghép vào khóa tu những nội dung mang tính định hướng, hướng nghiệp, giáo dục đạo đức cho giới trẻ.

Tại hội nghị, đại chúng đã được lắng nghe những ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức khóa tu của chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa trên địa bàn thành phố.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm ban đạo từ

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm ban đạo từ

Ban đạo từ đúc kết tại hội nghị, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm trân trọng tri ân những ý kiến đóng góp, những sẻ chia của chư tôn đức. Hòa thượng cũng giải đáp những thắc mắc của Tăng Ni và động viên Tăng Ni, cư sĩ Phật tử cần cố gắng phối hợp cùng Ban Trị sự, thực hiện đúng việc đăng ký và tổ chức khóa tu mùa hè sao cho ý nghĩa, thực tế và phù hợp với từng đối tượng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chữa bệnh và giải nghiệp

GNO - Bạn bè tôi cho rằng song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp?

Thông tin hàng ngày