Triển lãm "Mỹ thuật Phật giáo đương đại"

GNO - Hoan hỷ chào mừng Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, vào chiều tối nay, 19-11, Ban Văn hóa T.Ư đã khai mạc triển lãm Mỹ thuật Phật giáo đương đại tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội.
1.jpg
Chư tôn Hòa thượng dự khai mạc triển lãm
Quang lâm tham dự có HT.Thích Thanh Dũng, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thanh Đàm, UV HĐCM; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Bảo Nghiêm, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Quảng Tùng; TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS cùng chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đại biểu Đại hội VIII tham dự. Về phía trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có sự hiện diện của PGS.TS Lê Văn Vụ, Hiệu trưởng nhà trường.
2.jpg
TT.Thích Minh Hiền đọc diễn văn khai mạc

Phát biểu khai mạc triển lãm, TT.Thích Minh Hiền, Phó ban Văn hóa TƯGH nhận định: “Nghệ thuật và tôn giáo vốn gắn bó tương duyên từ thuở hồng hoang của nhân loại, trong đó, nghệ thuật Phật giáo với trên 2.600 năm phát triển luôn có nét đặc sắc riêng, mang tính phổ quát với khả năng truyền cảm sâu thẳm, khơi dậy tâm thức trí tuệ con người tìm về cội nguồn, dẫn dắt cái đẹp theo pháp môn Bất nhị và đồng hành cùng thời đại".

Theo Thượng tọa, mục đích của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát nên nghệ thuật Phật giáo ca ngợi, tôn vinh sự Giải thoát tối thượng, tác phẩm mỹ thuật đều là sự ngộ đạo theo từng mức độ khác nhau.

"Mỹ thuật Phật giáo xuất phát từ tâm Từ bi của bậc Đại Giác ngộ, từ Tam tạng kinh điển , từ trái tim mẫn cảm của mỗi nghệ sĩ, theo các cung bậc tình cảm luôn khác lạ của trí tuệ nhưng vi tế, vô cùng vô tận của vũ trụ và con người’ - TT.Thích Minh Hiền chia sẻ.

3.jpg


Tặng quà lưu niệm đến các tác giả tham gia triển lãm

TT.Thích Minh Hiền cho biết, hoạt động mỹ thuật Phật giáo nổi bật trong những năm vừa qua có thể kể đến các cuộc triển lãm mỹ thuật do các Phật tử mà nòng cốt là nhóm nghệ sĩ Mặc Hương - Đạo tràng Chân Tịnh Hà Nội thực hiện tại một số tỉnh thành trong cả nước. Lần này, triển lãm Mỹ thuật Phật giáo đương đại tại thủ đô Hà Nội là sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017 - 2022). Đây cũng là dịp hy hữu để các văn nghệ sĩ Phật tử tụ hội, học tập, sáng tác và thưởng lãm nghệ thuật.

4.jpg


Cắt băng khai mạc triển lãm

Theo đó, với 51 tác phẩm hội họa, 8 tác phẩm điêu khắc của 60 hoạ sĩ, điêu khắc gia, Phật tử trưng bày tại triển lãm đã hướng vào mỹ cảm với tâm Từ bi và Trí tuệ.

Các bức tranh được bài trí theo 5 chủ đề phong cách nghệ thuật chính như: nội dung trong Tam tạng kinh điển Phật giáo; sự hòa nhập của đạo Phật trong đời sống của nhân loại; thể hiện sự tiệm ngộ trong quá trình tu tập, thực hành Phật pháp; tái hiện nghệ thuật Phật giáo theo phong cách truyền thống; tái hiện nguyên bản kinh văn, chân ngôn Phạn tự, chữ Tạng-Việt-Hán-Nôm, tranh tượng Phật giáo, mandala và thangka cổ xưa.

6.jpg


Chư tôn đức HĐCM, HĐTS thưởng lãm các tác phẩm

Với quy mô, số lượng tác phẩm và tác giả vượt trội hơn hẳn so với các kỳ triển lãm mỹ thuật Phật giáo trước đây, các tác phẩm trong triển lãm lần này hầu hết được sáng tác trong giai đoạn từ 2010 đến 2017. Trong đó, có sự tham gia của các danh họa chuyên môn cao, nhiều tác giả cao niên và trẻ tuổi tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, được thể hiện với nhiều chất liệu như sơn mài, sơn dầu, lụa, mực nho, đồng, gỗ, kính… tạo nên một không gian triển lãm đa dạng trong phong cách, chất liệu, trang trọng và đầy ấn tượng.

Ngay sau lễ khai mạc và nghi thức cắt băng khai trương phòng triển lãm, ngót một nghìn khách tham quan đã vào chiêm ngưỡng tranh.

5.jpg


Đông đảo Tăng Ni, Phật tử đại biểu tham quan thưởng lãm

7.jpg
Triển lãm thu hút sự chú ý du khách nước ngoài

8.jpg

14.jpg
Khách thưởng lãm chụp hình lưu niệm

Triển lãm sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 29-11-2017, thời gian mở cửa hàng ngày từ 9 giờ sáng đến 17 giờ 30 chiều để phục vụ khách tham quan thưởng lãm.

9.jpg


Tác phẩm: Sự hiện hữu của thời gian của tác giả Nguyễn Huy Tính, chất liệu sắt và thủy tinh

10.jpg
Tác phẩm Như ý luân Quán Âm, tác giả Đặng Phương Việt

11.jpg
Tác phẩm Cội nguồn, tác giả: Lê Tuấn Anh, chất liệu: tổng hợp

12.jpg
Tác phẩm Đường đi lấy kinh của tác giả Phan Cẩm Thượng, chất liệu: sơn khắc

Chu Minh Khôi
Ảnh: Quảng Điền

* Tin liên quan: Hội nghị quan trọng của HĐCM, HĐTS trước Đại hội VIII ||

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày