Triển lãm tranh Phật giáo cổ có từ năm 1749

GNO - Một bức tranh Phật giáo hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul đã gây kinh ngạc cho công chúng bởi quy mô và vẻ đẹp thanh thoát của mình.

vch 1.jpg

Bức tranh đứng bằng giấy từ thời đại Joseon, có niên đại vào năm 1749, cổ vật này, được xem như Quốc bảo số 1269, là một trong những bức tranh gwaebul lớn nhất tại Hàn Quốc.

Gwaebul là tranh cuộn Phật giáo sử dụng như là trọng tâm của việc thờ phượng trong các nghi lễ ngoài trời, chủ yếu là tại các đền chùa.

"Đây là tác phẩm thứ chín của loạt triển lãm gwaebul của chúng tôi. Bởi vì kích thước của tranh - những bức họa này rất hiếm khi được trưng bày", bảo tàng cho biết trong một thông cáo báo chí.

Theo các cứ liệu lịch sử cho thấy có tổng cộng 13 họa sĩ đã được huy động cho các phần của bức tranh và có tổng số 250 cư sĩ và nhà sư đã đóng góp mực in và các vật liệu khác. Bức tranh đã được sử dụng cho đến thế kỷ 19.

Bức tranh cuộn bằng giấy này đến từ chùa Gaeamsa sẽ được trưng bày cho đến ngày 26-4-2015, tại triển làm tranh Phật giáo của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, trung tâm Seoul.

Văn Công Hưng (Theo Korea Herald)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn chụp hình lưu niệm tại chánh điện tạm của chùa Vạn Thành

Về nguồn - Chuyến đi khép lại đầy ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức (cũ)

GNO - Chuyến xe từ TP.Thủ Đức (cũ) vượt hơn 170 cây số về chùa Vạn Thành, ở vùng quê Lấp Vò - Đồng Tháp (cũ), quê hương của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, vị giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội, bậc Thầy hướng dẫn tâm linh của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, gắn bó với địa phương Thủ Đức gần thế kỷ.
Ảnh minh họa

Hồi đầu có thực sự thị ngạn?

NSGN - Trong kho tàng thành ngữ và tư tưởng phương Đông, câu nói “Hồi đầu thị ngạn” (回頭是岸) - “Quay đầu là bờ” - đã trở thành một lời nhắc nhở đầy nhân văn và triết lý.

Thông tin hàng ngày