Triệu chứng đau ở bệnh nhân Covid-19

Bệnh nhân mắc Covid-19 có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ, đau họng, đau đầu, đau ngực...
Bệnh nhân mắc Covid-19 có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ, đau họng, đau đầu, đau ngực...
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đau có thể được coi là một dấu hiệu ban đầu của nhiễm Covid-19. Cho đến nay, chưa có có nghiên cứu nào thống kê cụ thể và đầy đủ về tần suất, đặc điểm và kiểu biểu hiện của cơn đau khi nhiễm Covid-19.

Biểu hiện của Covid-19 từ không có triệu chứng cho đến hội chứng suy hô hấp cấp, suy đa cơ quan. Việc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như mạch, huyết áp, thân nhiệt và nhịp thở là cần thiết trong quá trình chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid-19. Triệu chứng đau tuy được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 nhưng chúng ta ít chú ý đến ở bệnh nhân Covid-19. Chúng tôi xin làm rõ về triệu chứng đau ở bệnh nhân Covid-19.

Các triệu chứng đau phổ biến nhất là đau cơ, đau khớp, đau đầu

Các triệu chứng đau phổ biến nhất là đau cơ, đau khớp, đau đầu

Biểu hiện đau ở bệnh nhân Covid-19

Đau là cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô. Trải nghiệm đau được lượng giá chủ quan tùy theo từng người. Đau là một yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết đau mà chúng ta có phản ứng theo phản xạ hay kinh nghiệm, để không tiếp tục bị tổn thương. Vì vậy, đau được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 sau mạch, huyết áp, nhịp thở và thân nhiệt.

Bệnh nhân mắc Covid-19 có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ, đau họng, đau đầu, đau ngực và đau bụng… Triệu chứng khởi phát sau 2-14 ngày nhiễm bệnh.

Đau có thể được coi là một dấu hiệu ban đầu của nhiễm Covid-19. Cho đến nay, chưa có có nghiên cứu nào thống kê cụ thể và đầy đủ về tần suất, đặc điểm và kiểu biểu hiện của cơn đau khi nhiễm Covid-19.

Các triệu chứng khởi phát của Covid-19 tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng này liên quan đến một loạt các chất trung gian gây viêm hiện diện trong huyết tương và dịch tiết đường hô hấp trên. Các chất gây viêm này tương quan với số lượng virus, biểu hiện sốt, các triệu chứng hô hấp và toàn thân, trong đó có triệu chứng đau.

Biểu hiện đau ở bệnh nhân Covid-19 khá phổ biến. Hơn 2/3 người mắc Covid-19 bị đau, biểu hiện ở nhiều mức độ, nhiều hình thái: mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, đau họng, nhức đầu, đau tức ngực, đau bụng… Đáng chú ý, đau là triệu chứng chính của gần 50% bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Các triệu chứng đau phổ biến nhất là đau cơ, đau khớp, đau đầu. Đau cũng là một trong những phàn nàn phổ biến nhất khi nhập viện ở bệnh nhân Covid-19. Đáng chú ý, bệnh nhân Covid-19 có khi chỉ có biểu hiện đau, trong khi lại không có bất kỳ triệu chứng nào về đường hô hấp. Do đó, đau có thể được coi là một trong các dấu hiệu ban đầu của nhiễm Covid-19.

Trong khi đau cục bộ thường gặp ở nam giới, thì ở bệnh nhân nữ cơn đau kiểu lan tỏa lại phổ biến hơn. Phụ nữ bị đau thường xuyên hơn nam giới. Biểu hiện mất/ giảm khứu giác hay mệt mỏi cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện đau.

Đau và mệt mỏi mãn tính đã được báo cáo sau khi nhiễm SARS-CoV trong y văn ở đợt dịch do virus Corona gây ra năm 2009 và 2012. Hiện nay, vẫn chưa rõ cơn đau sau khi nhiễm Covid-19 có trở thành mãn tính hay không, và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Phụ nữ bị đau thường xuyên hơn nam giới. Biểu hiện mất/ giảm khứu giác hay mệt mỏi cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện đau.

Phụ nữ bị đau thường xuyên hơn nam giới. Biểu hiện mất/ giảm khứu giác hay mệt mỏi cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện đau.

Đừng quên đau tâm lý ở bệnh nhân Covid-19

Năm 1994, Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) đã đưa ra định nghĩa: “Đau là một cảm giác khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, đa số đi kèm theo các tổn thương tổ chức hay mô tả như một tổn thương tổ chức hoặc cả hai”. Từ định nghĩa này, chúng ta còn phải quan tâm về đau trên khía cạnh cảm xúc, tinh thần thì mới đầy đủ và toàn diện. Bệnh nhân Covid-19 cũng cần được nhìn nhận và đánh giá đau một cách toàn diện như vậy.

Biểu hiện đau về thể chất dễ dàng phát hiện qua thăm khám thực tế và triệu chứng biểu hiện của người bệnh. Nhưng biểu hiện đau về tinh thần, cảm xúc lại rất thay đổi, tinh tế và dễ bị bỏ sót. Bệnh nhân Covid-19 không chỉ cần chữa trị đau về thể chất mà còn cả về tinh thần.

Dịch Covid-19 là một phép thử lớn cho công tác chăm sóc giảm nhẹ bởi vô số bệnh nhân nhiễm và tử vong. Người bệnh, gia đình của họ và cả đội ngũ nhân viên y tế đều quá tải trên toàn thế giới. Đặc biệt, tình trạng cấp bách về y tế có thể được kiểm soát và đầu tư đúng mức bởi nó mang tính cộng đồng, nhưng nỗi đau về tinh thần lại mang tính cá thể hoá nhiều hơn. Ngành y tế có thể giúp chữa lành triệu chứng đau về thể chất, nhưng cả xã hội và cộng đồng đều có thể tham gia vào việc chữa lành nỗi đau về tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần các chuyên gia chăm sóc tâm lý để giải quyết những đau khổ về tinh thần do mức độ cô lập, dễ tổn thương do đại dịch này gây ra.

Mặc dù chăm sóc tinh thần từ lâu đã được công nhận là một trong những lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ có chất lượng, nhưng nó thường không được tích hợp đầy đủ vào thực tế. Chăm sóc tinh thần được ưu tiên để cải thiện chất lượng cuộc sống và trải nghiệm của bệnh nhân và gia đình đối mặt với các trường hợp khẩn cấp về tâm lý trong bối cảnh sinh tử phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Tóm lại, các cơn đau khác nhau phản ánh sự tổn thương của các hệ thống cơ quan khác nhau trong cơ thể. Cơ thể là một chỉnh thể thống nhất về thể chất và tinh thần. Đau là một triệu chứng biểu hiện trên cả 2 mặt này. Đau ở bệnh nhân Covid-19 cần được chữa trị bằng dược lý và cả tâm lý. Làm tốt hai vấn đề này, sẽ giúp người bệnh Covid-19 hồi phục toàn diện hơn, và nhân loại sẽ sớm vượt qua đại dịch.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1241 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đời người ngắn ngủi đừng phí thời gian

GNO - Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay. Dĩ nhiên mỗi người có một mục tiêu riêng theo quan niệm sống của mình. Đối với người tu Phật thì vượt thoát khổ đau là quan trọng và cần kíp nhất.

Thông tin hàng ngày