GNO - Bản in kinh Đà-la-ni khắc gỗ, được cho là đã được thực hiện trong thời nhà Đường của Trung Quốc, sẽ được mở cửa cho công chúng.
Kinh Đà-la-ni được in trên một tờ giấy gồm nhiều câu thần chú viết bằng tiếng Phạn (ảnh).
Bảo tàng In ấn Cổ (Giám đốc Han Seon-hak) tại chùa Myeongju ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, cho biết: "Triển lãm sẽ trưng bày hơn 100 tác phẩm, bao gồm 40 bản in bùa hộ mệnh và sách báo từ các nước khác nhau ở châu Á, như bản in của mộc bản kinh Đà-la-ni, sẽ diễn ra đến tháng 10".
Bản in kinh khắc gỗ Đà-la-ni không thể hiện năm in ấn, nhưng nhiều chuyên gia thư tịch ước tính rằng chúng đã được sản xuất trong thời nhà Đường.
Họ cho rằng vẻ đẹp thực tế ở chỗ chúng chủ yếu được viết bằng tiếng Phạn và hầu như không có ký tự tiếng Trung Quốc nào cho thấy bản kinh thuộc về phong cách đầu của triều đại nhà Đường.
Tại trung tâm của kinh Đà-la-ni, gồm nhiều câu chú khác nhau được viết chặt chẽ trong mẫu giấy có kích thước 23x25 cm, có ghi câu "Đệ tử Goh XX, được sinh ra tại Cung điện Dosolcheon, nguyện cầu gặp Phật Di Lặc".
"Kinh Đà-la-ni trưng bày được phát hiện trong chiếc vòng đeo tay đã được tìm thấy cùng với một bức tượng Phật ở Thanh Hải, Trung Quốc", giám đốc Han nói. "Trong suốt triều đại nhà Đường, đã có truyền thống đặt kinh Đà-la-ni trong vòng đeo tay và chôn cùng di thể với ước mong một tu sĩ Phật giáo hay Phật tử nhập được Niết-bàn sau khi chết".
Văn Công Hưng (Theo Donga)