Trung Quốc: Dấu chân một vị Sư trên sàn gỗ

Trung Quốc: Dấu chân một vị Sư trên sàn gỗ

(Tongren, China): Từ 20 năm trở lại đây, có một nhà sư tên là Hua Chi đã cầu nguyện bằng cách lạy Phật, trãi qua nhiều năm như vậy dấu chân của nhà sư này đã in thành dấu vào trong sàn gỗ khoảng chừng  1.2 inches. Tu viện Tây Tạng có tên là Rongwo Gonchen Gompa nằm trong thành phố của Tongren, thuộc tỉnh  Qingha, Trung Quốc, nơi đây được xem là tu viện lớn nhất trong vùng này.

 Quả thật là như vậy, có đến hàng trăm sinh viên đến đây và đã nhìn  thấy tận mắt về sự thật của nhà sư này, được biết rằng nhà sư đã phát nguyện lúc còn là một tu sĩ trẻ,  lúc còn trẻ có những lúc Sư đã lạy đến 3.000 lạy mỗi ngày.

 Sư coi đây như là một pháp môn tu tập chuyển hóa nội tâm, tìm đến chỗ tĩnh lặng, cứ nhiều năm như vậy nay đã trở thành in dấu đậm trên sàn gỗ.

 Mỗi ngày trước khi mặt trời mọc, Sư đã quang lâm đến chánh điện cầu nguyện vài nghìn lần sau đó đi kinh hành vòng quang chánh điện. Ước mong của Sư sau khi trả báo thân này được sanh về cõi giới của Đức Phật.

 Trong năm đầu tiên Sư đã lạy2.000 đến 3000 lạy một ngày, nhưng gần đây do sức khỏe tuổi tác Sư lạy chỉ đến 1000 lạy mỗi ngày. Gần đây trong một lần phỏng vấn, Sư nói rằng : “ Tôi vốn là một bác sĩ y khoa, nhưng tôi thấy phương cách này rất hữu hiệu, đã giúp cho thân thể tôi khỏe mạnh ra, và còn chữa được nhiều bệnh nửa”.

 Mỗi ngày tôi đến đây và đã thực tập đều như vậy, trong 29 năm sống trong tu viện Sư đã cống hiến rất nhiều trong công việc tu tập của mình, dần dần tu viện này đã trở nên thịnh vượng và được nhiều quan khách biết đến.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn chụp hình lưu niệm tại chánh điện tạm của chùa Vạn Thành

Về nguồn - Chuyến đi khép lại đầy ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức (cũ)

GNO - Chuyến xe từ TP.Thủ Đức (cũ) vượt hơn 170 cây số về chùa Vạn Thành, ở vùng quê Lấp Vò - Đồng Tháp (cũ), quê hương của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, vị giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội, bậc Thầy hướng dẫn tâm linh của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, gắn bó với địa phương Thủ Đức gần thế kỷ.
Ảnh minh họa

Hồi đầu có thực sự thị ngạn?

NSGN - Trong kho tàng thành ngữ và tư tưởng phương Đông, câu nói “Hồi đầu thị ngạn” (回頭是岸) - “Quay đầu là bờ” - đã trở thành một lời nhắc nhở đầy nhân văn và triết lý.

Thông tin hàng ngày