GNO - Ngày 23-1-2012 (mồng 1 tháng Giêng Nhâm Thìn) là ngày đầu tiên của tiết Xuân, đồng thời cũng là ngày thánh đản của Bồ-tát Di Lặc. Để cung nghinh thánh đản Đức Di Lặc và đón mùa xuân mới, các tự viện Phật giáo Trung Quốc long trọng tổ chức Pháp hội thông qua các phương thức niêm hương thượng cúng, đóng chuông cầu phước, bái tế chư lịch đại Tổ sư, truyền đăng, phổ trà liên hoan, biểu diễn văn nghệ...
Các hoạt động Phật sự trong năm Nhâm Thìn đều hướng về Tam bảo cầu nguyện thế giới hòa bình, quốc gia giàu mạnh, nhân dân an lạc, Phật pháp xương long, để cho mùa xuân của mọi người đầy đủ pháp hỷ sung mãn; khiến cho cuộc sống của mọi người có thể gội nhuần ánh sáng trí tuệ của Phật.
Các tự viện Phật giáo Trung Quốc hằng năm đều lấy ngày mồng một tháng giêng làm ngày Thánh đản Bồ tát Di Lặc. Sở dĩ có thói quen này là vì, tương truyền ngày sanh của Hòa thượng Bố Đại chính là ngày mồng một tháng giêng, mà Hòa thượng Bố Đại được cho là hóa thân của Bồ tát Di Lặc.
Di Lặc tiếng Phạn Maitreya, tiếng Pāli Metteyya, tiếng Trung Hoa dịch là Từ Thị. Tại Ấn Độ, từ rất lâu đã đem hình tượng Bồ tát Di Lặc làm đối tượng phụng thờ. Trong "Kinh Tăng Nhất A Hàm" quyển 45 và "Kinh Hiền Kiếp" quyển 7, đều lấy Di Lặc làm đức Phật đầu tiên xuất hện ở đời vị lai. Trong "Luận A Tỳ Đàm Bát Kiền Độ" quyển 27 cũng chép rằng tương lai đức Di Lặc sẽ thành Phật.
Hòa thượng Bố Đại tên là Khế Thử (契此), hiệu là Trường Thinh Tử (长汀子). Theo truyền thuyết sự viên tịch của ngài rất là kì đặc, một hôm, ngài ung dung đi đến Đông lang chùa Nhạc Lâm tại Phụng Hóa Triết Giang, ngồi trên tảng đá nói bài kệ:
Tạm dịch:
Mọi người đều nhận biết những hành vi không bình thường qua sự sinh hoạt hằng ngày của Khế Thử, liền nhận định Khế Thử chính là hóa thân của Bồ tát Di Lặc, bèn mô phỏng theo hình dạng của ngài đắp thành tượng "Di Lặc Bồ Tát", tôn trí phụng thờ trong điện Thiên Vương. Như vậy, Bồ tát Di Lặc cũng có ngày sanh của chính mình. Từ đó các tự viện Phật giáo Trung Quốc đều lấy ngày mồng một tháng giêng làm ngày Thánh Đản Bồ tát Di Lặc.
Bắt đầu từ 5 giờ sáng, chư thiện tín đã đổ xô đến các tự viện thắp nhang lễ Phật đầu xuân, người đông như biển. Họ không run rẩy dưới cái lạnh se sắt của mùa đông, mà ấm áp trong những ngọn nến khói hương bao phủ, cũng như được lắng lòng tiếp thu những lời khai thị của các Pháp sư, hay hòa mình vào các hoạt động phổ trà liên hoan... của các tự viện
Vào những ngày cuối năm, các tự viện Phật giáo TQ đều tổ chức đại hội "Phổ Trà", để nhắc nhở tăng chúng và tổng kết Phật sự của một năm qua, kiểm nghiệm sự dụng công tu hành của chính mình như thế nào.
Hòa thượng Truyền Chánh - Phương trượng Thiền tự Nam Hoa khai thị: Tu đạo không chỉ tại Thiền đường, Phật đường, mà ở trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi. Đi đứng nằm ngồi đều phải chú ý niệm đầu (chánh niệm), nhất tâm tham ngộ "Niệm Phật là ai", như vậy mới có thể thu thập sở tu sở chứng. Năm hết tết đến, cần phải tiếp tục dụng công hơn nữa.
Pháp sư Vĩnh Tín giải thích về Rồng: "Rồng là biểu tượng của Quốc gia TQ, chúng ta đều là hậu duệ của Rồng. Trong lịch sử lâu đời, trong các nền văn minh Trung Hoa xán lạn, tinh thần của Rồng trong mọi thời khắc đều ở trong trái tim của chúng ta, lưu chảy trong huyết dịch chúng ta, năm Rồng chính là năm của Trung Quốc; Rồng sừng nai vuốt chim ưng, vảy cá mình rắn..., vạn vật sinh linh đều hội tụ trên thân Rồng, tiêu biểu cho sự ôn hòa, sang quý, vững vàng, thanh cao, ý nói năm Rồng là một năm hài hòa; Rồng là thần linh của chúng ta, nó có thể khai sơn phá thạch, nó có thể nổi mây làm mưa, có thể tiêu tai giải nạn, có thể hộ quốc an dân... Dưới sự bảo vệ của nó, năm Rồng nhất định là một năm bình an hạnh phúc.
Pháp sư Học Thành - Phương trượng chùa Long Tuyền, chùa Linh Quang, Bắc Kinh nói: Trong "Chu Dịch" - Kinh điển truyền thống Trung Quốc miêu tả về Rồng như sau: "Tiềm long vật dụng", "Kiến long tại điền", "Phi long tại thiên"... Rồng, trong trái tim người Trung Quốc có một ý nghĩa đặc biệt, nó đại biểu cho tinh thần dân tộc ví như "trời luôn kiên cường vận hành trong vũ trụ, người quân tử nên giống như vậy, tức là dù bị nghèo khổ, cùng khốn, bị vùi dập cũng phải phấn đấu không khuất phục." Nhân đó mà chúng ta được dụ cho truyền nhân của Rồng.
Trước thềm xuân Nhâm Thìn, để cầu nguyện quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, chùa Long Tuyền long trọng tổ chức 7 ngày "Pháp hội Hoa Nghiêm nghinh tân xuân", thể nghiệm hương vị mùa xuân của mỗi năm xem khác nhau như thế nào!
Sau đây là chùm ảnh các tự viện TQ cung nghinh Thánh đản: