Trung Quốc: Song lễ Phật thành đạo & tết

GNO: Đặc biệt năm nay, ngày kỷ niệm thành đạo của đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại trùng với ngày Nguyên đán Dương lịch 1/1/2012 (nhằm ngày mồng 8 tháng Chạp năm Tân Mão), có thể gọi là ngày Song hỷ.

Trong ngày đại cát tường, đại hoan hỷ này, để kỷ niệm bậc Đạo sư của tất cả chúng sanh - Phật Đà vĩ đại, các ngôi tự viện, các trụ xứ Thiền Tông trên khắp đất nước Trung Quốc đều long trọng tổ chức các Pháp hội như: Bái sám, tụng kinh phổ Phật, truyền đăng, đóng chuông chúc nguyện tân xuân, Phổ trà nghinh xuân, triển lãm nghệ thuật văn hóa Phật giáo, hội thoại, Phóng sanh cầu phước, thí cháo Lạp Bát... Những hoạt động này đều chí thành dâng cúng ngày Phật thành đạo, đồng thời cầu nguyện phong điều vũ thuận, Quốc thới dân an, Tổ quốc phồn vinh phú cường

"Ngày Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo" là ngày trọng đại của Phật giáo, cũng là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, phong tục dân gian gọi là Lạp Bát, là ngày lễ cuối cùng trước khi đi vào lễ hội mùa Xuân, cũng là phong tục tập quán truyền thống ăn cháo Lạp Bát (mồng 8 tháng chạp) trong dân gian. Ngày này, các tự viện Trung Quốc long trọng cử hành nghi thức lễ hội tắm Phật, tụng kinh..., và mô phỏng theo câu chuyện truyền thuyết nàng mục nữ cúng dường bát Nhũ Mi trước khi đức Phật Thích Ca thành đạo. Có nhiều tự viện, trước ngày mồng 8 tháng chạp, chư Tăng ôm bát hóa duyên, rồi đem những thứ của tín chúng cúng dường nấu thành cháo Lạp Bát cúng Phật, sau đó đem bố thí cho các Phật tử và thiện nam tín nữ.

Bất kể thời tiết lạnh buốt, cứ vào sáng sớm mồng 8, trước sơn môn của các ngôi tự viện đã bày biện hàng trăm hàng nghìn bát cháo đầy để thí cho dân chúng. Cái muỗng trong tay của các vị Pháp sư, các cư sĩ múc cháo không ngừng, mùi thơm, hơi nóng từ cháo Lạp Bát tỏa khắp quần chúng nhân dân. Ngoài dân chúng trong nước đến chùa lễ Phật ăn cháo, còn có rất nhiều khách du lịch đến từ các nơi trên thế giới cũng tham gia. Mọi người truyền miệng với nhau, sau khi ăn cháo sẽ được đức Phật phù hộ, được tăng phước tăng thọ, cho nên còn gọi là "Phật chúc" (cháo của Phật), "Phước thọ chúc", "Phước đức chúc". 

thanhdao 1.png

thanh dao 2.png

thanh dao 3.png

thanh dao 4.png

thanhd ao 5.png

thanhdao 6.png

thanhdao 7.png

thanhdao 8.png

thanhdao 9.png

thanhdao 11.png

thanhdao 12.png

thanhdao 13.png

thanhdao 14.png

thanhdao 15.png

thanhdao 16.png

thanh dao 17.png

thanhdao 18.png

Trong "Bách Trượng Thanh Qui" nói: "Mồng 8 tháng chạp, gặp ngày thành đạo của Đại Hòa thượng Bổn sư Thích Ca Như Lai, thống lĩnh chúng Tỳ khưu, chuẩn bị nghiêm cẩn những món trân quý như hương đăng trà quả, cung kính cúng dường" 

Được biết, các tự viện bắt đầu chuẩn bị cháo Lạp Bát (còn gọi là cháo bát bửu) trước nửa tháng. Trong cháo bát bửu có hơn 20 nguyên liệu như: Đậu phộng, lúa mạch, ý dĩ, câu kỷ tử, đậu đỏ, táo đỏ, bắp ngô, đậu xanh, hạt sen, bách hợp, gạo... đều là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong dân gian cũng cho rằng, cháo Lạp Bát được ăn vào mùa đông giá lạnh, có đầy đủ tác dụng tẩm bổ thân thể chất.

Nguồn gốc ăn cháo Lạp Bát có liên quan đến Phật giáo và rất phổ cập tại Trung Quốc. Tương truyền, khi đức Phật thiền định dưới cây bồ đề, ngài đã tiếp nhận một bát "nhũ mi" (một loại cháo hỗn hợp) do một nàng con gái chăn bò dâng cúng mà khôi phục thể lực, do đây mà triệt ngộ thành Phật, đúng vào ngày mồng 8 tháng chạp. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, mỗi năm các tự viện đều lấy ngày này làm ngày lễ truyền thống và long trọng tổ chức đại lễ thành đạo cũng như các hoạt động... nấu cháo Lạp Bát (mồng 8 tháng chạp) cúng Phật, để kỷ niệm ngày trọng đại này.

Chùa Hưng Hóa tỉnh Giang Tô nấu hơn 30 nồi cháo Lạp Bát, (mỗi nồi hơn một nghìn bát). Có hơn hai ba vạn dân chúng đến thưởng thức, không những là tín đồ Phật giáo, những người già sức yếu tuổi cao, còn có những thanh niên nam nữ sang trọng với y phục hiện đại, cũng có những đứa trẻ đi theo cha mẹ, cũng có những bạn hữu từ nước ngoài... Tuy mọi người đến từ những địa phương khác nhau, nhưng họ lại có cùng tâm nguyện như nhau, tức là khi ăn cháo Lạp Bát họ cầu nguyện tăng phước tăng thọ, kiết tường bình an, hòa bình hạnh phúc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày