Trung Quốc: Thiếu Lâm Tự đang dần thương mại hoá?

GNO - Ngôi chùa Thiếu Lâm toạ lạc ở vùng núi miền trung Trung Quốc, kung fu đã được sinh ra cách đây 1.500 năm. Bây giờ nơi đây đã trở thành một nơi hành hương cho những người đam mê võ thuật  thiền Phật giáo. Hàng ngàn người trẻ tuổi đã đến đây học kung fu (hay võ thuật Trung Quốc)  các trường xung quanh ngôi chùa.

Sự thành công về mặt thương mại của ngôi chùa  khá rõ ràng. Một vài nhà sư đã lắc đầu vì lo ngại sự bình an tâm linh nơi này đang bị đe dọa. 

Có rất nhiều người hứng thú với truyền thống Thiếu LâmKung fu  hình ảnh thu nhỏ của võ thuật,  các võ sinh nói rằng các nghệ thuật chiến đấu khác bao gồm cả karate là có nguồn gốc từ kung fu. Có hơn một triệu học viên kung fu trên thế giới và nhiều trung tâm văn hóa Thiếu Lâm trên toàn cầu.

images291877_shaolin.jpg

Kungfu Thiếu Lâm

Đối với khoảng 60.000 thanh niên  các ngôi sao kung fu tương lai đang học tập ở các trường xung quanh ngôi chùa, kung fu Thiếu Lâm là cách giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Wu Zhiqiang, 17 tuổi, đến từ gần thủ đô Hà Nam củaTrịnh Châu đã ở trong Thiếu Lâm được bốn năm và  một trong 4.000 học viên tại trường

Wu Zhiqiang nói: "Tôi thức dậy luyện tập từ 5 giờ sáng và tiếp tục khua giáo đến tận giờ ăn trưa. Chúng tôi luyện tập ở bên ngoài vào buổi sáng, sau đó nghiên cứu trong lớp học. Mục tiêu của tôi là vào được đại học giáo dục thể chất tại Trịnh Châu. Tuy nhiên, một số người bạn của tôi muốn trở thành các huấn luyện viên. Và tất nhiên một số người muốn được diễn xuất trong các bộ phim".

Kung fu bắt nguồn từ Tổ sư Thiền tông Ấn Độ (đời thứ 28) và là sơ tổ Thiền Trung Hoa - Tổ Bồ Đề Đạt Ma, người đã truyền báPhật giáo  bắt đầu truyền thống  thuật ở ngôi chùa này. Các thế võ Thiếu Lâm đã được phát triển thêm trong những năm qua từ 72 thế chiến đấu cơ bản nay thành 170 thế, chia thành năm loại đặt theo tên của các con vật như: hổ, báo, rắn, rồng  chó.

Ông Qian, Tổng Giám đốc Công ty phát triển chùa Thiếu Lâm khẳng định hoạt động thương mại là để đảm bảo sự tồn tại của ngôi chùa. Ông nói:"ThiếuLâm tự đã  những thăng trầm. Có thời điểm đã có trên 2.000 Tăng sĩ ở đây. Nhưng sau Cách mạng Văn hóa, chỉ còn có 15 nhà sư còn lại. Tuy nhiên, tinh thần của Thiếu Lâm không bao giờ dừng lại,  đó  những gì mà chúng tôi  tiếp tục củng cố”.

Nhưng sự phổ biến đã làm cho nó trở thành mục tiêu thương mại  xa rời với truyền thống cố hữu của nó. 

Qian Daliang, Tổng giám đốc Công ty Phát triển chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam, cho biết"Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ Thiếu Lâm,  duy trì một Thiếu Lâm thực sự. Chúng tôi có một danh tiếng tốt, nhưng người dân ở đây và người nước ngoài đã sử dụng nó để kiếm tiền và trong một số trường hợp đã làm hỏng cái tên Thiếu Lâm. Chúng tôi phải bảo vệ chính mình  quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi".

Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc đã mang đến vận may hồi sinh của ngôi chùa, nhờ sự quan tâm của mọi người đối với loại phim võ thuật trong những năm 1970. Một ngôi chùa gần giống với lối kiến trúc cũ đã được sử dụng trong phim chùa Thiếu Lâm vào năm 1982 do Lý Liên Kiệt thủ vai chính.

Bộ phim Thiếu Lâm mới nhất do các diễn viên điển trai Hồng Kông đóng (Lưu Đức Hoa và ngôi sao phim hành động Thành Long) đã được ra mắt trên đĩa DVD ngày nay ở Anh.

Sư trụ trì của chùa, Shi Yongxin, xuất thân là con trai của một nông dân đến từ An Huy gần đó, đã được ghi nhận  kiến trúc sư của sự hồi sinh của Thiếu Lâm từ năm 1999. Thầy đã phát triển ngôi chùa  quảng bá Phật giáo trên toàn thế giới trong hai thập kỷ qua

Từ năm 1986, thầy đã dẫn đoàn sư Tăng Thiếu Lâm đi khắp Trung Quốc  ra nước ngoài để thực hiện các màn trình diễn võ thuật Thiếu Lâm, đăng  2 thương hiệu "Thiếu Lâm" và "Thiếu Lâm Tự" vào năm 1994.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày