Trùng tụng Tam tạng thánh điển tại Nepal

GN - Khóa lễ quốc tế trùng tụng Tam tạng thánh điển lần thứ 2 vừa được cử hành từ ngày 14 tới 16-11, tại Lumbini (Nepal), nơi Đản sanh của Đức Phật.

Theo đại diện Ban Tổ chức, khóa lễ này nhằm xiển dương vùng đất gắn liền với sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật và cũng là dịp để mọi người trên thế giới hiểu biết nhiều hơn về nơi đây.

Khóa lễ diễn ra trong ba ngày, tại khoảng sân phía trước chùa Maya Devi, trong không gian thánh tích Lumbini (ảnh).

0cc53d11b43063383c0ca6a158eb74f4_715__2.jpg


Tham dự và phát biểu khai mạc khóa lễ, nhà chức trách lãnh đạo cơ quan nhà nước địa phương, ông Shankar Pokhrei nhấn mạnh, việc duy trì tổ chức hoạt động tâm linh quốc tế này một lần nữa tôn vinh lời dạy của Đức Phật. “Đây là một trong những cách giúp chúng ta có thể truyền bá lời Phật dạy đến với mọi người trên thế giới”.

“Trùng tụng những gì Đức Phật đã tuyên thuyết cũng là dịp xác tín vai trò quan trọng của thánh tích Lumbini đối với lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo”, ông Awadesh Kumar Tripathi, Phó Chủ tịch Cơ quan phát triển Lumbini, cho hay.

Hàng ngàn chư Tăng Ni và Phật tử đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đăng ký tham dự suốt 3 ngày của khóa lễ. Trong đó, quốc gia có đoàn đại biểu tham dự đông nhất là Nepal và Thái Lan.

Trao đổi với giới truyền thông, Chủ tịch Tổ chức Truyền bá Chánh pháp Nepal khẳng định, Tam tạng thánh điển là hệ thống tổng hợp toàn bộ những lời dạy của Đức Phật.

Mỗi nước dẫn lễ sẽ sử dụng ngôn ngữ và cách thức tụng niệm của họ. Theo đó, Kinh tạng sẽ được trùng tụng trong ngày đầu tiên, do đoàn Phật giáo Nepal, Lào và Sri Lanka phụ trách. Ngày thứ 2 trì trụng Luận tạng với sự dẫn lễ của đoàn Phật giáo Myanmar. Đoàn Phật giáo các nước Nepal, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam cũng được phân công luân phiên dẫn lễ phần này. Trong khi đó, ngày cuối cùng trì tụng Luật tạng với sự dẫn lễ của đoàn Phật giáo Thái Lan và Campuchia.

Được biết, trùng tụng Tam tạng thánh điển cũng đã được tổ chức suốt 15 năm qua tại thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Sơn Thoại (theo My Republica)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày