Trường học Mỹ dạy thiền cho học sinh

GNO - Các tôn giáo từ lâu đã nhận thức được những lợi ích lớn lao của thiền định và chánh niệm, ngày nay việc thực hành thiền định trở nên phổ biến ở các nước phương Tây dù người dân có theo đạo Phật hay không. Chưa bao giờ vấn đề thiền định được nhận thức sâu sắc và được tin tưởng là có khả năng thay đổi tương lai của nhân loại khi ngày càng nhiều trường học bắt đầu đưa thực hành thiền định vào chương trình học.
5cae41db1c53d4ec3afb31ca35b31721_715__2.jpg
Học sinh thực hành thiền định - theo mindfulschools.org

Việc tìm thấy những khóa học về thiền định và chánh niệm trong chương trình học của nhà trường là rất phổ biến. Một nghiên cứu gần đây của Đại học California-Davis và Mindful Schools - một tổ chức phi lợi nhuận đào tạo giáo viên cho hơn 100 nước và giúp đỡ hơn 750.000 học sinh, cho biết việc thiền định có khả năng cải thiện khả năng tập trung của học sinh gấp 3 lần bình thường trong việc học tập và tham gia các hoạt động trong lớp.

Michelle Braun-Burget, chuyên gia tâm lý của Trường Tiểu học Harris Hill (New York) giới thiệu phương pháp này đến với các học sinh từ 3 năm trước và kết quả cho thấy nhiều học sinh trở nên tự tin hơn rất nhiều. “Các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, trong độ tuổi từ 5 đến 10 hay 11 thường gặp các vấn đề tâm lý như lo âu, sợ sệt và mất tập trung. Bây giờ các em đã hiểu biết nhiều hơn về bản thân, nhận thức vấn đề khiến các em lo lắng và tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả”.

Ở Baltimore, Maryland, tỷ lệ tội phạm, bạo lực và thất nghiệp cao gấp 2 lần bình quân cả nước và các trường công lập bắt đầu giới thiệu thiền định và chánh niệm trong chương trình học nhằm giảm thiểu tâm lý căng thẳng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nếu không được giáo dục đúng cách, các em sẽ có những hành vi nổi loạn, phạm pháp.

Thay vì phạt hay đình chỉ học những học sinh có cư xử không đúng mực, Trường Tiểu học Robert W. Coleman đã áp dụng “phòng thiền định” - là nơi giúp các học sinh vi phạm trong trường thực hành hơi thở chánh niệm và thiền định giúp các em trấn tĩnh và ổn định tâm lý. Trường cũng mở lớp tập Yoga 2 lần một ngày và các bài học thiền định trong giờ học tại trường.

Phương pháp chánh niệm giúp học sinh tránh kích động và bình tĩnh tiếp cận, giải quyết vấn đề, đối mặt với căng thẳng và thất bại. Qua chương trình thiền định được triển khai trong trường, Ban Giám hiệu nhà trường nhận thấy những thay đổi tích cực từ các học sinh. “Thay vì bạo lực học đường hay kỷ luật của nhà trường, họ đã giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng hơn” - theo thầy hiệu trưởng Carlillian Thompson.

Khi học sinh được tiếp xúc với thiền định từ tuổi nhỏ sẽ giúp các em tránh khỏi những hành vi lệch lạc khi trưởng thành, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn. Theo phân tích của nhà báo Carla Amurao của tờ PBS: “Đình chỉ học những học sinh gây rối sẽ không giúp các em tiến bộ mà khiến các em bị tiêm nhiễm thói xấu từ những môi trường không lành mạnh. Những em bị kỷ luật thường trở nên vô cảm, mất phương hướng và nổi loạn. Quyết định đình chỉ học khi không cần thiết làm cho các em bị bạn bè kỳ thị, một số thì nghỉ học và một số khác trở thành tội phạm”.

Sau 1 năm triển khai dạy thiền và chánh niệm, Trường Tiểu học Robert W. Coleman đã thu hoạch có những kết quả đáng khích lệ. Không có học sinh nào bị đuổi học do gây rối trong trường so với 4 trường hợp của năm trước. Hiệu trưởng Thompson chia sẻ: “Tôi thấy tỷ lệ thành công cao của học sinh sau các buổi học thiền. Đây là những học sinh trung học có kết quả học tập tốt, các em trở lại trường và tham gia các buổi học”.

9e73a2c0ed91998e935a73b9106f7680_715__2.jpg


Học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Horace Cureton
ở San Jose, California trong một buổi học thiền - theo mercurynews.com

Triết lý tôn giáo tồn tại hàng ngàn năm và các bằng chứng khoa học đã chứng minh những lợi ích kỳ diệu của thiền định và chánh niệm. Dù không thể hỗ trợ chúng ta bằng vật chất hay một phương tiện đa năng cho nhiều vấn đề, thiền định vẫn đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách, tư tưởng và định hướng cách trẻ đối diện với khó khăn và thử thách, cải thiện kết quả học tập, sức khỏe tâm sinh lý và giúp trẻ buông bỏ những tư duy không lành mạnh.

Đỗ Chu Vĩnh Hưng
(theo Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày