Truyện ngắn: Thầy giáo già tội nghiệp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GN - Trong đêm cuối năm giá lạnh, có một ông cụ hai tay run rẩy bồng một đứa trẻ còn đang ngủ say, đi thật nhanh từ trong bệnh viện ra.

Dáng ông có vẻ khệ nệ khi ôm đứa trẻ quấn quanh người bằng chiếc mền cũ nát. Chiếc tắc-xi vừa trờ tới chở cả hai người đi mất hút ngay trong đêm khuya...

Đó là ông giáo M. với đứa con trai đầu lòng mới vừa tròn hai tuổi trong ngày sinh nhật hôm nay, và cũng chính hôm nay cũng là sinh nhật lần thứ 72 của ông. Nhưng không như năm kia, khi mẹ đứa trẻ còn mạnh khỏe, họ đã tổ chức một tiệc sinh nhật cho cả hai cha con với bánh ngọt, đèn sáp trắng và ly cà-phê đạm bạc nhưng không kém phần hạnh phúc. Sau hôm đó, mẹ đứa trẻ phát bệnh hiểm nghèo và phải nằm bệnh viện suốt hai năm trời đằng đẵng đã buộc ông giáo về bán tháo bán đổ dần tất cả những gì còn lại trong cơ ngơi của mình để lo chữa trị cho vợ. Nhưng cuối cùng, vợ ông đã vĩnh viễn ra đi ở bệnh viện vào đầu hôm tối nay, với vóc dáng thanh xuân hãy còn đang phơi phới ở độ tuổi 20…

Trước đây, ông M. là một vị thầy giáo sống độc thân, đã nghỉ hưu, có một ngôi nhà hai tầng khang trang ở giữa phố. Tuy sống một mình nhưng sinh hoạt hàng ngày của ông giáo khá êm đẹp và quy củ với mức lương hưu và tài sản chắt bóp trong nhiều năm, từng là một niềm mơ ước của nhiều đồng nghiệp.

Đêm đêm, sau khi dạy tư miễn phí cho cả chục đứa trẻ con nhà nghèo của hàng xóm xong, ông giáo chơi piano đến tận khuya. Nơi ông ngồi sát bên cửa sổ thả tấm màn màu xanh đủ cho một người đứng dưới đường nhìn lên vẫn thấy thấp thoáng dáng một ông già luôn bước chậm rãi đi qua lại. Người đó chính là vợ ông bây giờ. Đêm nào cô cũng chờ được nghe từ cửa sổ trên lầu nhà đối diện ấy những bản giao hưởng của Chopin, Mozart hay của Beethoven phát ra vang vang trong đêm tối. Đã có vài đêm cô T. ngồi chờ đến tận lúc trời sáng vẫn không thấy động tĩnh gì từ cửa sổ ấy nên đã vội đánh bạo chạy qua để coi cho biết tình hình ông thầy của mình có cần giúp đỡ gì chăng? Đúng là ông M. bị cảm lạnh và ho từ mấy hôm rồi nhưng vẫn phải gắng dạy cho học trò.

- Thầy ơi! Con mua thuốc cho thầy nha?

- Cảm ơn con! Thầy tự lo được... Thầy bịnh như ri đã bao lần rồi nên cũng quen...

Cô T. quỳ xuống bên giường để nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay già nhăn nheo và run run của thầy mình. Trước khi ra về, cô T. để lại ít bánh trái cho người bịnh. Ông giáo muốn ngồi gượng dậy để nói lời tiễn khách nhưng bỗng nhiên một cơn ho sù sụ nổi lên ngăn ông lại...

Cô T., là học sinh cuối cấp trung học của ngôi trường không xa nhà họ bao nhiêu. Trước đây, ông giáo từng dạy học tại đó, cha mẹ cô rồi sau này đến cô cũng đều là học trò của ông giáo ngay từ lớp đầu bậc trung học...

Hai năm trước, trong một đêm mưa to gió lớn, sau khi nấu giùm bữa cơm cho ông giáo M., cô T. ngồi lại bên cạnh thầy mình để chờ nghe ông giáo chơi piano theo từng bài riêng lẻ do cô yêu cầu, cô T. nhẹ nhàng bước đến đứng tựa sát sau lưng người thầy giáo già, hai tay đặt hết trên đôi vai khẳng khiu của người nghệ sĩ cô đơn từ xưa nay đã quên mất hết những rung động về xác thịt của một nhà giáo cả đời sống khép kín trong vòng mô phạm... Bản nhạc Sérénad đầu tiên được trổi lên nhẹ nhàng, lôi cuốn rồi len nhè nhẹ vào tận tâm hồn trong trắng của cô nữ sinh hàng xóm làm cho cô có cảm tưởng mình đang nằm trọn trong vòng tay ngọt ngào của vị thầy nghệ sĩ và đáng kính của mình. Dần dần, trong cõi mơ hồ của một đêm mưa gió, cô nhìn thấy đôi mắt trìu mến, thân thương của ông thầy già ngày nào đang cúi xuống, cúi xuống...

Bên ngoài, cơn mưa đầu mùa thu vẫn không ngớt đổ xuống xối xả như muốn ngăn không cho người khách khuya kia được ra về, dù chỉ mươi bước đường là tới nhà!... Đi kèm với mưa gió là những sấm chớp chói xanh nổ vang giữa bầu trời làm cho cô gái càng trở nên sợ hãi. Tiếng nhạc trong phòng vẫn không sao lấn át được cơn thịnh nộ của trời đất đang ra sức đổ dồn hết vào căn phòng trống trải của ông giáo M. Rồi bất ngờ, cả thành phố bị mất điện. Trời đất đang đổ hết nước và sấm chớp cho nhau như để chứng tỏ cho con người thấy rằng mọi quyền uy “hô phong hoán vũ” đều nằm trong tay của thượng đế!

Và, ngay khi tiếng dương cầm vừa dứt, cùng lúc với những sấm chớp ngút trời ấy là những rung động đầu đời của một cô nữ sinh từ lâu đã đem lòng yêu mến tiếng đàn của người thầy già kia... Với thầy, bảy mươi năm qua giờ chỉ đủ gom lại trong một vài nhịp thở yếu đuối còn sót lại trong trái tim của một ông già đã bước qua tuổi “cổ lai hy”...

Khi biết mình có thai với thầy M., cô T. và vị thầy giáo già bàn bạc nhau suốt mấy ngày đêm để tìm ra một cách giải quyết tốt nhất nhằm bảo vệ uy tín cho cả hai gia đình. Cuối cùng, ông giáo M. đã lo đủ một khay trầu rượu để qua nhà cặp vợ chồng vốn là học trò cũ của mình tạ lỗi và xin cưới con gái của họ về làm vợ. Không cần phải tả ra đây sự thịnh nộ chưa từng có của hai ông bà học trò cũ ấy đối với người vốn là vị thầy cũ của mình khi tất cả số lễ vật cưới xin ấy của ông thầy chỉ trong một tích tắc đã bay hết ra giữa đường trong cơn “lôi đình” không thể nào khác hơn của cha mẹ cô T... May là hôm ấy chẳng một ai nghe hay nhìn thấy!

Tuy vậy, trong suốt hai năm trời lặng lẽ ra sức làm đầy đủ nghĩa vụ của một “con rể” đối với cha mẹ vợ vốn nhỏ hơn mình gần cả mười tuổi, ông giáo M. vẫn nhẫn nhịn với một nụ cười biết hối cải và cầu xin ông bà ngoại đứa con trai duy nhất và yêu quý của mình như một “đèn trời soi xét” với sự gia giảm dần tội lỗi theo thời gian... Tất cả các công việc về lễ Tết hay cúng giỗ bên nhà vợ đều được ông giáo già đứng ra cáng đáng, lo lắng chu toàn vì cô T. là đứa con duy nhất của họ... Và nhất là không một chút quản ngại gì về cách xưng hô, ăn nói theo các thứ bậc trong quan hệ gia đình, ông giáo vẫn hạ mình xuống để gọi “cha mẹ vợ” là “pa-pa” và “ma-măng” theo đúng lễ nghi, tôn ti trật tự truyền thống văn hóa bao đời của người Việt Nam...

***

Chiếc xe tắc-xi vừa kịp đóng cửa đã vội lao đi trong màn khuya giá lạnh. Bên trong căn phòng trọ tồi tàn và gần như không có cánh cửa gỗ nào còn nguyên vẹn vì gió đã giật suốt bao ngày đêm qua, người ta thấy một ông già tóc bạc trắng đang run rẩy che tay thắp ngọn nến trắng đặt giữa tấm ván mục nát thay cho cái bàn thờ - trên đó ông chưa kịp đặt di ảnh vợ mình trong khi đứa trẻ hai tuổi kia là con của cô vẫn cuộn mình ngủ ngon lành trong cái chăn rách nát và hôi hám...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.

Thông tin hàng ngày