Từ "Hội Nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 5"

Toàn cảnh Hội Nghị Thượng Đỉnh
Toàn cảnh Hội Nghị Thượng Đỉnh
LTS: Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần 5 đón nhận trên 360 thông điệp chúc mừng của các nguyên thủ quốc gia và lãnh tụ Phật giáo thế giới. Dưới đây là các phát biểu được ĐĐ Thích Nhật Từ trích dịch từ chương trình của Hội nghị và một số là trích phỏng vấn trực tiếp, nhân tham dự Thượng đỉnh Phật giáo tại Kobe, từ ngày 1-9 tháng 11 năm 2008,GNO xin giới thiệu đến Tăng Ni Phật Tử và bạn đọc.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Ki-moon

“Lời Phật dạy về tôn trọng, khoan dung và từ bi có nhiều điểm chung với Liên Hợp Quốc. Dù hơn 2500 năm đã trôi qua, các khái niệm của Phật giáo soi sáng nguyên lý tương thuộc của mọi sự vật, cần được áp dụng vào các thách đố mà chúng ta đang đối diện trong thế giới toàn cầu hóa, nơi mà các vấn đề vượt khỏi biên giới của các quốc gia và giải pháp cho các vấn nạn đó cần được giải quyết bằng nỗ lực tập thể của tất cả quốc gia.”

Vua-Campuchiua.gif

Thái thượng hoàng Norodom Sihanouk

“Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới là bước diễn tiến có ý nghĩa nhất trong việc truyền bá đạo Phật trong thời hiện đại.”

thutuongtichlan.gif

Thủ tướng Tích-lan Ratnasiri Wickramnayaka

Các nước Phật đang đối diện với nhiều thách đố và do vậy nhu cầu hiển nhiên là là chúng ta phải thiết chặt sự hợp tác giữa các nước Phật giáo để giúp đỡ lẫn nhau.

Nguyentongthong-Mong-Co.gif

Cựu tổng thống Mông Cổ, Natsagiin Bagabandi

Như cây bồ-đề có nhiều nhành nhưng chỉ có một thân cây và gốc rễ. Tương tự, chúng ta là Phật tử từ mọi miền của thế giới, cùng có gốc rễ tâm linh từ lời dạy của Phật, nguồn chân lý vĩ đại với tuệ giác, từ bi vì hạnh phúc cho con người.

nguyenmalai.gif

Cựu thủ tướng Malaysia, Tiến sĩ Mahathir bin Mohammad

Vương đường Phật giáo thế giới sẽ đóng vai trò thống nhất và truyền bá thông điệp về các giác trị Phật giáo cho giới trẻ. Nó sẽ là nơi mà mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm và đón nhận các lời khuyên minh triết để sống trọn vẹn và an lành.

nguyenthutuong-Lao.gif

Cựu thủ tướng Lào, Sisavath Keobounphanh

Tôi đánh giá cao các nỗ lực không mệt mỏi của HT chủ tịch sáng lập Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới, nhằm thống nhất các lãnh đạo Phật giáo thế giới, thiết chặt tình hữu nghị giữa Phật tử các nước, góp phần truyền bá Phật pháp và giúp cho con người hiểu và hợp tác trong việc thiết lập hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng cho nhân loại.

Nhavuatoo.gif

Vua vương quốc Tooro, Oyo Nyimba Kabamba Iguru Rukidi IV

Là người kế thừa tiên vương, tôi tuyên bố cam kết ủng hộ sự hoằng truyền Phật giáo tại châu Phi , Uganda và vương quốc của tôi, Tooro. Gia đình tôi đặc biệt là các vị tiên vương tôi nỗi tiếng là người truyền bá tôn giáo tại châu Á. Lịch sử đã được lập lại. Đến thời đại của tôi, Phật giáo là sứ mệnh và trách nhiệm của tôi.

Thủ tướng vương quốc Tooro, w. R. Nyakatura

Thật là một diễm phúc khi tôi nhận chân được rằng Phật giáo có những giáo nghĩa đánh giá trị về hòa bình thế giới và hạnh phúc của con người như chính chúng ta có.

Đại đức Buddarakkhita, Trưởng đoàn PG Uganda

Phật giáo có mặt tại vương quốc Uganda , châu Phi do công của đại đức Buddharakkhita vào tháng 4-2005. Số lượng Phật tử từ từ gia tăng từ năm người đầu tiên, trong đó có mẹ và người thân của tôi. Từ năm 2006 đến nay, chúng tôi đã có được 100 người quy y Tam bảo. Tôi đang nỗ lực mời gọi các nhà hoằng pháp đến nước tôi để giúp cho dân tộc tôi bớt khổ, từ vật chất lẫn tinh thần.

Công chúa Bhutan, Ashi Dechan Wangchuck

Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo đã đóng góp lớn trong việc phổ biến Phật pháp và tạo nên sự hiểu biết và tình thân hữu giữa các truyền thống Phật giáo khắp toàn cầu.

Tăng thống Bangladesh, HT. Dharmasen Mahathero

“Tôi tha thiết kêu gọi chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo, quý quan khách và toàn thể Phật giáo đồ hãy thống nhất dưới giáo pháp Phật và các công tác Phật sự, vì lợi ích, thịnh vượng và hạnh phúc của nhân loại.”

Kobe-2.gif

Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch GHPGVN

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo, tôi mong rằng lãnh đạo Phật giáo thế giới sớm thành lập một hình thái “Liên Hợp Quốc Phật giáo” để điều hợp các Phật sự toàn thế giới, với những chiến lược phát triển, với kế hoạch hỗ trợ các quốc gia chưa có đạo Phật được tiếp nhận giáo pháp Phật để sống hạnh phúc hơn.

Thượng tọa Homero Sunantho, Trưởng đoàn PG Brazil

Phật giáo đang được đón nhận tại Brazil . Người không có tín ngưỡng Phật giáo vẫn xem đạo Phật là cái gì đó gắn liền với hòa bình và sự tích cực. . . Brazil cần nhiều Tăng Ni, tự viện và các nhà hoằng pháp. Dù biết là một ước mơ không thể thành hiện thực, tôi vẫn mong sao cho đất nước tôi trở thành nước Phật giáo, giúp cho quần chúng tại đây hiểu và hành trì Phật pháp để giải phóng khổ đau.

Tăng thống phái Đại chúng của Campuchia, HT. Tep Vong

Chúng ta quy tụ về đây dưới danh nghĩa và vì hơn 370 triệu tín đồ Phật giáo trong thế giới chúng ta ngày nay. Vì họ, với họ, chúng ta sẽ không bao giờ đơn độc trên hành trình. Chúng ta vân tập vì sự lợi lạc của mọi người, bất luận tín ngưỡng hay truyền thống tâm linh mà họ đang theo.

Thượng tọa Brahmavamso, Cố vấn tinh thần Trung tâm Phật giáo Tây Úc

“Cộng đồng Phật giáo tại châu Úc đã bắt đầu hình thành “Giáo hội Phật giáo Úc châu” (đại diện cho các trường phái chính Phật giáo, đại diện cho tăng ni và Phật tử Úc châu), bên cạnh “Tổng hội các Hội đồng Phật giáo Úc châu”, theo cách hình thành các tổ chức cao nhất, cất tiếng nói đại diện mối quan tâm của Phật giáo Úc châu trong sự tương tác với chính phủ, phương tiện truyền thông và những điều quan trọng khác.”

Thượng tọa Zarko Andricevic, Trưởng đoàn PG Croatia

Croatia là một tiểu quốc với dân số 4,5 triệu người, được hình thành từ sự tách rời khỏi nước Yugoslavia . Trở thành Phật tử tại nước này với Thiên chúa giáo ngự trị, không phải là vấn đề ngược lại với truyền thống tôn giáo, lại càng không phá vỡ tinh thần yêu nước.

Thượng tọa Tae Hye Sunim, Trưởng đoàn PG Phần Lan

Phần giáo tại Phần Lan còn non trẻ. Từ một hội Phật giáo đầu tiên được thành lập tại đây vào năm 1947, nay chúng tôi đã có hơn 20 nhóm Phật giáo. Phật giáo là khoa học về đời sống. Phật giáo không mâu thuẫn với kiến thức khoa học. Phật giáo giúp ta sống tích cực hơn, có ý nghĩa hơn và hạnh phúc hơn.

Thượng tọa Raffaello Longo, Chủ tịch Liên đoàn PG Ý

Trước khi đến với đạo Phật, chúng tôi có gốc rễ đạo Thiên chúa và Tin lành, vốn gắn liền với nhiều niềm tin mê tín và không có sự hành trì đích thực và liên tục. Phật giáo dạy ta quan tâm đến vấn nạn về sự hiện hữu của con người. Đến lúc nào nỗi khổ của sinh, già, bệnh, chết vẫn còn, sự quan tâm đó vẫn phải còn tiếp tục.

Thượng tọa Tiradhammo, Trưởng đoàn PG New Zealand

Tôi đến với đạo Phật trong bối cảnh văn hóa khi tham quan Tích Lan và Thái Lan, như một phần của nghiên cứu hiện trường khi còn là sinh viện đại học. Theo tôi, giáo pháp Phật nỗi bật hơn bất kỳ sự mô tả văn hóa nào.

HT. Jamyang Tashi Dorje , Trưởng đoàn PG Tây Ban Nha

Trong những năm qua, dù gặp nhiều khó khăn, chúng tôi đã mở rộng Phật pháp ở Tây ban nha. Chúng tôi đã thành lập được 2 trung tâm chính và 60 chi nhánh khắp nước. Trong vòng một thập niên qua, nhờ sự phát tâm của các tín chủ, nhờ sự năng nỗ của tăng ni, chúng tôi đã truyền Phật pháp đến với lục địa Nam Mỹ, và đã thành lập được các trung tâm Phật giáo tại các thủ đô Bolivia Peru .

Kobe-1.gif

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày