Từ "Phật Cô Đơn" đến đạo tràng tu học chùa Thanh Tâm

Theo đó, PV Giác Ngộ đã tìm về chùa từ 4g khuya, lắng nghe thanh âm linh thiêng của tiếng chuông chùa, cùng hòa mình vào thời khóa tu học của chư Ni. Để rồi nhận ra: Dường như không ai còn nhận ra khung cảnh xô bồ, khói hương nghi ngút, người xe chen chúc tấp nập ở nơi từng được xem là linh thiêng bậc nhất vùng Bình Chánh này.

Mời bạn đọc xem trang 16 để cùng cảm nhận về những chuyển biến của ngôi chùa từ nỗ lực tái kiến thiết toàn diện của BTS Phật giáo TP.HCM, trong đó đứng đầu là Đức Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS - đã đưa ngôi chùa này trở về với tên gọi ban đầu là Thanh Tâm, làm cơ sở nội trú cho Ni giới tu học trang nghiêm, thanh tịnh, bên cạnh cơ sở 2 của Học viện, một trong 4 trung tâm đào tạo Tăng Ni lớn của Giáo hội.

B1.jpg

Giác Ngộ số 1058 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Tại trang 3, bài xã luận đáng suy ngẫm của nhà báo Diệu Nghiêm: “Đã là sư thì phải là người khuôn mẫu”. Đây là lời của Đức Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN khuyên bảo Tăng Ni trong một lần thầy trò Trường Trung cấp Phật học Hà Nội đến tổ đình Viên Minh đảnh lễ thỉnh cầu ngài giáo giới.

Qua đó, tác giả "mong rằng những quy định thuộc Nội quy Tăng sự do Ban Tăng sự Trung ương soạn thảo sẽ được thực thi trong đời sống, nhằm ổn định Tăng đoàn, trang nghiêm Giáo hội".

Liên quan đến mạng xã hội, bài trang Vấn đề - Sự kiện bàn về Phật tử & những bình luận trên mạng. Chia sẻ với PV Giác Ngộ, một vị bác sĩ đã mạnh dạn nói: "Mỗi giờ lên Facebook là một giờ thất niệm, một giờ quý vị sống với tâm ma. Do đó, kính đề nghị các vị tu sĩ không dùng mạng xã hội, hoặc chỉ dùng để hoằng pháp, không đăng các hình ảnh cá nhân lên đó, làm Phật tử thất niệm thêm" (xem thêm trang 8).

Khởi đăng bài giảng mới của HT.Thích Trí Quảng: Tinh thần Phật giáo Đại thừa. Suy nghiệm lời Phật: Thực hành Chánh pháp mới là cúng dường Như Lai (Quảng Tánh).

Một bài Phật học của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được dịch đăng số này: Những đặc tính của thức Mạt-na. Và chuyện thực hành Phật pháp của Phật tử Diệu Liên Lý Thu Linh: Tôi không thể thở!

Các bài viết thuộc các chuyên mục thường kỳ đáng quan tâm khác: Cội nguồn của những yêu thương (Diệu Hương, trang Tuổi trẻ); Hiệp hội Phật giáo Bengal & nỗ lực xiển dương Phật pháp (Quốc tế); Truyện ngắn của Quốc Việt: Hạ về; cùng những bài thơ chọn lọc; phóng sự trang Xã hội: Làng chiếu giữa cù lao.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

Hà Nội: Tọa đàm khoa học Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

GNO - Trong khuôn khổ Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Ni tiền bối hữu công, chiều 2-4, Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển, tại tổ đình Tây Thiên - Trung Hậu (xã Tiền Phong, H.Mê Linh).
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực là vị Thầy lãnh đạo gắn bó và gần gũi, vững chãi và điềm tĩnh, uy nghiêm để lại những dấu ấn tâm linh sâu đậm trong tâm thức người có duyên thân cận, tiếp xúc - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Hòa thượng Thích Chánh Trực: Vị lãnh đạo luôn vững chãi, trí tuệ giữa mọi biến động

GNO - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Chánh Trực viên tịch, cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường, một trong những người đã gắn bó với Hòa thượng từ năm 1966, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị lúc mới thành lập, đã có những chia sẻ xúc động về một bậc Thầy, nhà lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ.

Thông tin hàng ngày