Tư vấn để sẻ chia và học hỏi

Tư vấn để sẻ chia và học hỏi
Chúng tôi bắt đầu đảm nhiệm chuyên mục Tư  vấn từ tháng 6-2002 và duy trì cho đến nay. Hơn 7 năm là một chặng đường dài để sẻ chia và học hỏi. Trong một chừng mực nào đó, Tổ Tư vấn chúng tôi đã là nhịp cầu thân ái giữa tòa soạn và bạn đọc gần xa.

Chúng tôi bắt đầu đảm nhiệm chuyên mục Tư  vấn từ tháng 6-2002 và duy trì cho đến nay. Hơn 7 năm là một chặng đường dài để sẻ chia và học hỏi. Trong một chừng mực nào đó, Tổ Tư vấn chúng tôi đã là nhịp cầu thân ái giữa tòa soạn và bạn đọc gần xa. Những thắc mắc về kiến thức Phật pháp, các ưu tư về phương thức tu tập, trau dồi đạo đức, phát triển tâm linh cũng như những trăn trở về hoàn cảnh cá nhân trước vô vàn biến động trong cuộc sống đời thường… của bạn đọc đã được chúng tôi sẻ chia, cùng nhau nương vào Chánh pháp để tìm ra giải pháp nhằm đạt đến bình an, thanh thản.

Trong quá trình tu học, kiện toàn tự thân để ngày một thăng hoa trong Chánh pháp, sự sẻ chia có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi, những người giữ mục, khi tham gia công tác tư vấn của một cơ quan ngôn luận Phật giáo, luôn lấy đạo tâm và đạo tình làm nền tảng. Tình pháp lữ rất cao quý và thiêng liêng, là giềng mối quan trọng trong việc tiến tu, giữ trọn niềm sắt son với đạo. Là những người đã và đang đi trên lộ trình giải thoát của Thế Tôn, chúng tôi thể nghiệm nhiều khó khăn và chướng ngại khi phải “nghịch lưu”, đi ngược lại với cám dỗ thế thường. Sự trải nghiệm ấy là chất liệu quan trọng để chúng tôi luôn đồng cảm và sẵn sàng sẻ chia với mọi người trong khả năng có thể.

Đồng cảm và sẻ chia là quà tặng cho người và cho chính chúng tôi. Niềm hoan hỷ, và nhất là sự tùy hỷ luôn là chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn hướng thượng. Niềm vui của bạn đọc cũng chính là niềm vui của chính mình. Đó là động cơ chính yếu thôi thúc chúng tôi với tất cả niềm đam mê san sẻ và phụng sự. Dù rằng, với năng lực có hạn, chúng tôi chỉ gợi mở một vài hướng đi, đề xuất những giải pháp trong sự soi rọi của Chánh pháp và chưa hẳn đã giúp bạn đọc giải quyết rốt ráo vấn đề. Song chúng tôi luôn hết lòng, làm tất cả những gì có thể để san sẻ yêu thương trong thâm tình pháp lữ.

Ngoài sẻ chia, Tổ Tư vấn chúng tôi nhờ những ưu tư, thao thức của bạn đọc mà được học hỏi thêm rất nhiều. Bởi ngoài những vấn đề thực sự nan giải, có không ít vấn đề tưởng chừng như rất bình thường, quen thuộc trong giáo lý, tu học cũng như thực tập hàng ngày nhưng khi truy nguyên nguồn gốc, lý giải về ý nghĩa lại là điều không đơn giản. Nhờ sự cố công tra cứu trong các tàng thư Phật học và thế học, cũng như nhờ sự tận tình chỉ giáo của các bậc cao minh nên chúng tôi mới tìm ra được lời giải đáp. Quá trình tìm kiếm lời giải cho câu hỏi của bạn đọc, đối với chúng tôi là một sự nghiên tầm, học tập nghiêm túc. Mặt khác, đôi khi sự tìm tòi cho vấn đề này lại tình cờ phát hiện ra những vấn đề kia nên đã giúp chúng tôi tự kiện toàn tri thức và vốn hiểu biết được phong phú thêm.

Sau hơn 7 năm phụ trách chuyên mục Tư vấn, chúng tôi đã nhận được sự đồng tình tán thán cũng như rất nhiều sự góp ý xây dựng chân tình của bạn đọc. Để phục vụ bạn đọc tốt hơn, chúng tôi đã tập hợp các bài tư vấn thành bộ sách Phật pháp bách vấn, 3 tập. Tập I và tập II của sách Phật pháp bách vấn đã xuất bản, tập III dự kiến sẽ xuất bản vào đầu năm 2010.

Chúng tôi rất mong tiếp tục được phục vụ, sẻ chia và học tập từ công tác tư vấn. Hy vọng, nhịp cầu tư vấn này sẽ ngày càng vững chắc để kết nối yêu thương trong tình pháp lữ giữa tòa soạn và bạn đọc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hành trình đời người, sinh ra không mang gì theo và đến lúc đi cũng vậy, chỉ có nghiệp đã tạo thì theo mình như bóng với hình - Ảnh minh họa

Lòng tham không đáy

GNO - Mỗi chúng ta khi vừa lọt lòng mẹ đã cất những tiếng khóc thét oe oe chào đời. Tiếng khóc linh cảm tâm thức trẻ thơ, đỏ hỏn dường như dự báo về những ngày tháng rộng dài nỗi buồn vui, hy sinh, chịu đựng hay ân huệ hạnh phúc chờ đón trước mặt...
Áo tràng lam đi chùa lễ Phật - Ảnh minh họa

Bỏ áo tràng vào cốp xe máy được không?

GNO - Khi đi chùa, Phật tử chúng ta cần đem theo áo tràng, đến chùa mặc áo tràng vào để tham dự lễ. Phật tử luôn tôn trọng chiếc áo lễ, giữ gìn sạch sẽ, không để nhăn nhúm, mặc vào là trang nghiêm và thanh tịnh.

Thông tin hàng ngày