Tướng luân là gì?

GN - HỎI: Tôi đọc báo Giác Ngộ số 943, trang 3, phần chú thích ảnh bìa 1 có ghi: “Các chuyên viên kỹ thuật cố đnh Tướng luân bằng đng lên đỉnh tháp Việt Nam Quốc Tự”. Xin hỏi Tướng luân là gì, có ý nghĩa thế nào?

(ĐỨC TRUNG, trungphanc@yahoo.com.vn)

BT (2).JPG


Ảnh: Bảo Toàn

ĐÁP: Bạn Đức Trung thân mến!

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập V, mục 18553, tr.4980), Tướng luân (còn gọi Thừa lộ bàn, Lộ bàn, Luân cái) là kiến trúc hình trụ được xếp chồng lên nhau trên phần “bình đầu” của tháp Phật. Phần nền của tướng luân là hình bát úp. Kế đến là phần thỉnh hoa (thụ hoa). Tiếp đến là luân cái gồm 9 luân xếp chồng lên nhau. Trên cùng là bảo châu. Các đỉnh tháp ở Ấn Độ đều có kiểu dáng như thế. Tại Trung Quốc, Nhật Bản tuy thân của bảo tháp có hình dáng khác nhau nhưng cấu trúc đỉnh tháp vẫn không thay đổi.

Theo luật Ma-ha Tăng kỳ, quyển 33, một bảo tháp (phú tháp-tháp hình bát úp) có cấu hình cơ bản như sau: lan-can, nền tháp, thân tháp, bát úp đầu bằng, cột tướng luân, tướng luân, bảo bình (bảo châu).

Nói về ý nghĩa của tướng luân: “Đỉnh tháp Việt Nam Quốc Tự, sử dụng 9 vòng tròn trên thân đỉnh tháp là biểu tượng của 9 bánh xe, tiêu biểu cho Đức Phật đang chuyển pháp luân trên 9 tầng trời, đầu tròn trên đỉnh tháp là tiêu biểu cho hình ảnh tích trượng của Đức Phật, hình 4 cánh xòe ra 4 hướng, tượng trưng cho 4 tia lửa đi ra 4 hướng”, Hòa thượng Thích Trí Quảng cho biết ý nghĩa của đỉnh tháp (xem ở đây).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Tĩnh Triệt trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Thiên Đức đến Ni sư Thích nữ Như Thuận

Đồng Tháp: Bổ nhiệm Ni sư Thích nữ Như Thuận làm trụ trì chùa Thiên Đức

GNO - Chiều 16-5, được sự cho phép của các cấp lãnh đạo Giáo hội, sự đồng thuận của các cấp chính quyền, Thường trực Ban Trị sự GHPGVN H.Hồng Ngự trang nghiêm tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm Ni sư Thích nữ Như Thuận đảm nhiệm trụ trì chùa Thiên Đức (xã Thường Lạc, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp).

Thông tin hàng ngày