Tưởng niệm 40 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ viên tịch tại Quảng Hương Già Lam (TP.HCM)

Lễ húy nhật tưởng niệm 40 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự, khai kiến Quảng Hương Già Lam viên tịch sáng ngày 1-3 ÂL (9-4) - Ảnh: Du Nhiên
Lễ húy nhật tưởng niệm 40 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự, khai kiến Quảng Hương Già Lam viên tịch sáng ngày 1-3 ÂL (9-4) - Ảnh: Du Nhiên
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 1-3 ÂL (9-4) tại Quảng Hương Già Lam (Q.Gò Vấp), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ húy nhật tưởng niệm 40 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự, khai kiến Quảng Hương Già Lam viên tịch.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lễ phổ Phật cúng ngọ, cung tiến Giác linh Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ được cử hành theo nghi thức truyền thống thiền môn Cố đô Huế. Hòa thượng Thích Huệ Tâm, Viện chủ chùa Bảo Sơn (TP.Long Khánh) đương vi Sám chủ.

Từ khắp nơi ở trong nước và cả nước ngoài, đông đảo chư tôn đức là môn đồ đệ tử từng thọ ân giáo dưỡng của Đại lão Hòa thượng, các thế hệ Học tăng của Phật học viện Trung phần, Quảng Hương Già Lam, cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử đã trở về thành tâm tưởng niệm ân đức Tôn sư.

Khóa lễ phổ Phật cúng ngọ, cung tiến Giác linh Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ

Khóa lễ phổ Phật cúng ngọ, cung tiến Giác linh Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ sinh ngày 19-9-Kỷ Dậu (1-11-1909), húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Trí Thủ. Ngài xuất thân từ một dòng tộc nối đời sùng mộ Phật pháp tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Ngài xuất gia thọ giáo với Hòa thượng Viên Thành tại chùa Tra Am ở Huế khi 17 tuổi (1926). Năm 20 tuổi (1929), được Bổn sư cho thọ giới Cụ túc tại Đại giới đàn chùa Từ Vân - Đà Nẵng. Tại Đại giới đàn này, ngài trúng tuyển Thủ Sa-di trong số 300 giới tử. Do đó, Bổn sư Viên Thành đã cho pháp hiệu là Thích Trí Thủ, với ý khen tặng chữ Thủ là đứng đầu.

Hòa thượng Thích Huệ Tâm đương vi Sám chủ

Hòa thượng Thích Huệ Tâm đương vi Sám chủ

Sau khi tốt nghiệp trường Phật học Tây Thiên, năm 29 tuổi (1938), Hòa thượng về trụ trì chùa tổ Ba La Mật, nhưng vẫn tiếp tục công việc giảng dạy cho hội và các trường Phật học.

Năm 1941 Hòa thượng mở trường Sơn môn Phật học tại chùa Linh Quang Huế, chủ trương xây dựng kinh tế tự túc cho học chúng làm phương tiện tu trì với giai đoạn kinh tế khủng hoảng thời bấy giờ. Hòa thượng cũng chủ trương cho học tăng học văn hóa. Chính Hòa thượng đích thân dẫn tăng sinh đi thi tiểu học. Việc tăng sinh học văn hóa và thi lấy bằng cấp ngoài đời đã gây chấn động không ít trong số người chủ trương đào tạo tăng sinh theo nề nếp cũ.

Hòa thượng Thích Nguyên Giác, trú trì tu viện Quảng Hương Già Lam, đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ

Hòa thượng Thích Nguyên Giác, trú trì tu viện Quảng Hương Già Lam, đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ

Năm 1951, với chức vụ Hội trưởng hội Việt Nam Phật học Trung phần, Hòa thượng đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Tiểu học Tư thục Bồ Đề tại thành nội Huế. Đây là điểm mở đầu mạng lưới giáo dục Phật giáo, đóng góp vào sự nghiệp hoạt động xã hội nhân sinh, xây dựng đất nước; theo tinh thần nhập thế vốn có ở đạo Phật tự ngàn xưa. Mạng lưới giáo dục này , từ đó liên tục phát triển với nhiều tỉnh thành khắp nước, ở cả ba cấp học.

Chư tôn đức là môn đồ đệ tử từng thọ ân giáo dưỡng của Đại lão Hòa thượng, các thế hệ Học tăng của Phật học viện Trung phần, Quảng Hương Già Lam trở về thành tâm tưởng niệm ân đức Tôn sư

Chư tôn đức là môn đồ đệ tử từng thọ ân giáo dưỡng của Đại lão Hòa thượng, các thế hệ Học tăng của Phật học viện Trung phần, Quảng Hương Già Lam trở về thành tâm tưởng niệm ân đức Tôn sư

Cuối năm 1956, Phật học viện Trung phần thành lập tại Nha Trang, Hòa thượng thân làm Giám viện. Để ổn định kinh tế tự túc ở Phật học viện, Hòa thượng cho một số tăng theo học cách thức chế biến và mở hãng sản xuất nước tương, hương đèn, giấm ăn, xà phòng, sử dụng sức lao động của nội chúng và Phật tử chưa có việc làm gần chùa. Hầu hết học tăng Phật học viện đều được Hòa thượng cho học cả hai chương trình nội điển và thế tục. Nhờ hướng đào tạo đó mà nơi đây đã là nguồn cung cấp liên tiếp những Chánh đại diện giáo hội các tỉnh, quận, hoặc giảng sư, trụ trì, hiệu trưởng, giám học các trường Bồ đề, quản lý nhà in, nhà phát hành kinh sách, khắp miền Trung. Về sau, một số đã trở thành giảng sư, giáo sư đại học trong ngành văn hóa giáo dục phục vụ đạo và đời.

Năm 1960, Hòa thượng tạo mãi miếng vườn ở Gò Vấp khai kiến tu viện Quảng Hương Già Lam.

Phật sự nào cũng trang nghiêm cống hiến/Đạo tâm nào cũng thanh tịnh cúng dường/Tăng ni bốn chúng kính thương/Thiện tín mười phương quy ngưỡng.

Phật sự nào cũng trang nghiêm cống hiến/Đạo tâm nào cũng thanh tịnh cúng dường/Tăng ni bốn chúng kính thương/Thiện tín mười phương quy ngưỡng.

Năm 1964, Hòa thượng thân làm Viện trưởng viện Cao đẳng Phật giáo, thành lập tại chùa Pháp Hội Sài Gòn; đây là tiền thân của viện Đại học Vạn Hạnh. Hòa thượng còn chủ trương các tập san Tin Phật, Bát nhã, để gióng tiếng pháp cho đời.

Dù bận rộn Phật sự suốt con đường hành đạo, Hòa thượng vẫn dành thì giờ phiên dịch kinh, biên soạn sách để hoằng dương giáo hóa. Các tác phẩm chính gồm kinh Phổ Môn, kinh Phổ Hiền, Mẹ hiền Quán âm, kinh Vô thường, kinh A-di-đà, kinh Thập rhiện nghiệp đạo, kinh Đại phương đẳng Như lai tạng, kinh Bất tăng bất giảm, Pháp môn tịnh độ, Tâm kinh Bát nhã Ba-la-mật-đa, Luật Tỳ-kheo, Luật Bồ-tát, Luật Tứ phần, Luận Khuyến phát bồ-đề tâm, Nghi thức truyền giới Bồ-tát tại gia và Thập thiện, Nghi thức Phật đản, Nghi thức lễ sám buổi khuya và các tác phẩm khác đã in hoặc chưa in.

Đông đảo Phật tử tham dự

Đông đảo Phật tử tham dự

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ viên tịch tại Quảng Hương Già Lam vào lúc 21 giờ 30 ngày 2 tháng 4 năm 1984 (tức ngày 2 tháng 3 năm Giáp Tý), mãn báo thân 76 tuổi đời, 56 tuổi đạo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày