Tưởng niệm 47 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực viên tịch

Tổ đình Phật Bửu (Q.3, TP.HCM) trang nghiêm tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực
Tổ đình Phật Bửu (Q.3, TP.HCM) trang nghiêm tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tại tổ đình Phật Bửu (Q.3, TP.HCM), sáng 22-6 (5-5-Quý Mão) diễn ra lễ tưởng niệm 47 năm ngày Hòa thượng Thích Minh Trực viên tịch.
Chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa Thượng Thích Minh Trực

Chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa Thượng Thích Minh Trực

Chư tôn giáo phẩm Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín, Hòa thượng Thích Thanh Hùng, đồng Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, cùng chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự T.Ư; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Hòa thượng Thích Huệ Trí, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban, Viện T.Ư, Văn phòng II T.Ư; Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Q.3, các quận huyện TP.HCM và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm dâng hương tưởng niệm 47 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực viên tịch.

Khóa lễ tưởng niệm lần thứ 47 Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực

Khóa lễ tưởng niệm lần thứ 47 Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực

Tại lễ tưởng niệm, đại diện môn đồ pháp quyến, Hòa thượng Thích Giác Liêm, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự đã cung tuyên tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực.

Theo đó, Hòa thượng có thế danh là Võ Văn Thạnh, sinh năm 1895, tại tỉnh Chợ Lớn (cũ), nay là X.Phước Vân, H.Cần Đước, tỉnh Long An.

Hòa thượng xuất thân trong một gia đình Phật tử thuần thành, trung nông. Thuở nhỏ, Hòa thượng được thân mẫu dẫn đến quy y Tam bảo ở chùa Mỹ Phước, X.Phước Lợi, H.Cần Đước, tỉnh Long An. Sau đó, Hòa thượng tiếp tục lên Sài Gòn học Nho học và Tây học cho đến khi đỗ đạt. Đặc biệt, Hòa thượng thường xuyên gần gũi các bậc cao Tăng thạc đức, các giới học giả trí thức, để tham cứu kinh sách tam giáo và quyết định chọn cho mình một con đường để đi, đó là Phật giáo.

Thành kính tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực

Thành kính tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Trực

Năm 29 tuổi (1924), Hòa thượng xuất gia tại chùa Tam tông (Sài Gòn) rồi cùng các cụ Minh Chánh, Minh Giáo, Minh Truyền, Minh Đàm, Minh Thiện sáng lập Tam Tông Miếu - Minh Lý Thánh Hội tại quận 3, Sài Gòn. Trong thời gian tu học ở đây, Hòa thượng thiết lập thiền thất chuyên nghiên cứu Phật học và cùng với các vị tôn túc danh Tăng: Tổ Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh, Đạt Thanh; Hòa thượng Từ Quang, Thành Đạo, Thiện Hòa, Thiện Hoa... học hỏi, trao đổi giáo lý Phật-đà. Ngoài ra, Hòa thượng tham gia các phong trào chấn hưng Phật giáo: Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học, Giáo hội Lục Hòa Tăng, Giáo hội Tăng Già Việt Nam, Hội Phật học Nam Việt... để mở rộng sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh sau này.

Khóa lễ cung tiến Giác linh

Khóa lễ cung tiến Giác linh

Năm 1948, sau hơn 20 năm tu học và thân cận các bậc thiện tri thức, Hòa thượng khai sơn tổ đình Phật Bửu thiền tịnh đạo tràng, xiển dương pháp môn thiền - tịnh song tu được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.

Vốn có căn bản về Nho học lẫn Tây học, lại thêm sự thấu đạt nghĩa lý sâu xa của Phật pháp, nên từ năm 1948 đến cuối đời, Hòa thượng đã để hết tâm trí miệt mài dịch kinh, viết sách truyền đạt tư tưởng giáo lý của Phật Tổ, vừa phát huy được truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tụng kinh tiếng Việt.

Hòa thượng Thích Giác Liêm cung tuyên tiểu sử

Hòa thượng Thích Giác Liêm cung tuyên tiểu sử

Năm 1963, Hòa thượng là cố vấn Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, lãnh đạo giáo phái Thiền tịnh đạo tràng đứng chung với 11 tổ chức Phật giáo miền Nam, đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày 22-8-1963, Hòa thượng và toàn bộ Tăng chúng tổ đình đã bị chính quyền Diệm bắt giam tại Rạch Cát cùng chung với các vị lãnh đạo Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập, Hòa thượng là thành viên của Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống. Sau đó, vì có quan điểm khác nhau, nên một số tổ chức Phật giáo đã đứng ra ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để thành lập Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng được chư vị lãnh đạo Tổng Giáo hội suy tôn lên ngôi vị Pháp chủ.

Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh, đại diện môn đồ pháp quyến tổ đình Phật Bửu cảm tạ

Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh, đại diện môn đồ pháp quyến tổ đình Phật Bửu cảm tạ

Trên bước đường hành đạo, trải bao gian khổ, Hòa thượng đã cùng môn đệ xây dựng thêm nhiều cảnh chùa thuộc tổ đình Phật Bửu thiền tịnh đạo tràng, cùng mang tên Phật Bửu tại Quảng Ngãi, Bình Định, Châu Đốc, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và các quận huyện ở thành phố như: quận 4, Bình Thạnh, Hóc Môn. Năm 1974, thêm một ngôi chùa Phật Bửu tại Long Hải được ra đời.

Năm 1975, vì tuổi cao sức yếu và thọ bệnh, Hòa thượng cho xây tháp tại Phật Bửu tự - H.Hóc Môn và di huấn cho đệ tử lo việc tu học, điều hành môn phái. Ngày mồng 5-5-Bính Thìn (2-6-1976), Hòa thượng đã an nhiên viên tịch vào lúc 20 giờ sau thời kinh Di Đà.

Bảo tháp Bát Nhã tưởng niệm Hòa thượng Thích Minh Trực tại tổ đình Phật Bửu

Bảo tháp Bát Nhã tưởng niệm Hòa thượng Thích Minh Trực tại tổ đình Phật Bửu

Hòa thượng trụ thế 82 tuổi, 52 hạ lạp. Sau khi trà-tỳ, xá-lợi Hòa thượng được tôn trí vào các bảo tháp ở tổ đình Phật Bửu ở Q.3, Phật Bửu - Hóc Môn và Phật Bửu - Phước Vân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày