Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh, vị giáo phẩm nhiều tâm huyết đào tạo Hán Nôm

Di ảnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh tại tu viện Huệ Quang
Di ảnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh tại tu viện Huệ Quang
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 5-10 (3-9-Giáp Thìn), tại tu viện Huệ Quang (Q.Tân Phú, TP.HCM), môn đồ pháp quyến trang nghiêm tưởng niệm 6 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN viên tịch.
Trước đó, chiều 4-10, Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự đến dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh tại tu viện Huệ Quang

Trước đó, chiều 4-10, Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự đến dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh tại tu viện Huệ Quang

    Hiện diện tưởng niệm có chư vị giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và Q.Tân Phú cùng chư Tăng Ni các sơn môn, tự viện; Ban Điều hành Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, Tăng Ni sinh các Lớp Dịch thuật Hán Nôm, trụ trì các tự viện, môn đồ pháp quyến và Phật tử tham dự.

    Chư tôn giáo phẩm dâng hương tưởng niệm Giác linh Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh trong tinh thần tri ân bậc tiền bối hữu công đối với Phật giáo Việt Nam, bậc thầy một đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, văn hóa Phật giáo, khai đạo cho Tăng Ni, Phật tử.

    Chư tôn đức dâng hương tưởng niệm Giác linh Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh
    Chư tôn đức dâng hương tưởng niệm Giác linh Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Cảnh

    Hòa thượng Thích Minh Cảnh thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40; thế danh Nguyễn Hữu Danh, sinh 1937 tại làng Mỹ Thọ, Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ngài là người con út trong gia đình có 9 anh chị em, với bốn anh chị xuất gia tu học trở thành các bậc giáo phẩm khả kính của Phật giáo Việt Nam.

    Ngài đã bén duyên với cửa Phật khi tuổi còn rất nhỏ. Năm 1945, theo anh Hai của Hòa thượng (Thầy Cả - Hòa thượng Huệ Hưng) đến chùa Tổ ở rạch Cái Bèo để Thầy Cả dạy học, rồi về chùa Long An ở Sa Đéc thọ học với Hòa thượng Hành Trụ, sớm làm quen với các văn bản Hán, Nôm của Tam giáo, đặc biệt là thiền môn.

    Năm 1947, ngài thọ giới Sa-di tại chùa Kim Huê (Sa Đéc) với Hòa thượng Chánh Quả. Đầu năm 1948, ngài nhập học tại Phật học đường Liên Hải đặt tại chùa Vạn Phước, Bình Trị Đông (nay là Q.Tân Bình). Cũng trong năm này, ngài được cố Hòa thượng Thích Trí Tịnh chính thức nhận làm đệ tử.

    Chư tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự các cấp TP.HCM dâng hương tưởng niệm
    Chư tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự các cấp TP.HCM dâng hương tưởng niệm

    Năm 1953-1954, ngài tu học tại Phật học đường Nam Việt đặt tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn. Nơi đây, ngài được gần gũi và học tập với những giáo thọ trẻ có tinh thần cởi mở như Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, được truyền cảm hứng trên con đường học tập và phụng sự sau này của ngài.

    Năm 1961-1965, ngài trở lại con đường học thế học tại Trường Chi Lăng trên đường Nguyễn Tri Phương, Trường Phan Sào Nam.

    Năm 1965-1968, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ngài được cử về dạy học tại Trường Thoại Ngọc Hầu ở Long Xuyên. Năm 1968-1975, ngài dạy học và làm việc tại Viện đại học Vạn Hạnh. Năm 1969, ngài được thọ giới Tỳ-kheo tại chùa Huệ Nghiêm và tu học tại đây cho tới năm 1970; sau đó, tu học tại tu viện Huệ Quang và trụ trì từ năm 1980 cho đến nay.

    Môn đồ pháp quyến và pháp tử của cố Trưởng lão Thích Minh Cảnh
    Môn đồ pháp quyến và pháp tử của cố Trưởng lão Thích Minh Cảnh

    Sinh tiền, Hòa thượng đảm nhiệm nhiều công việc của Giáo hội như: Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN kiêm Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, cố vấn Ban Trị sự GHPGVN Q.Tân Phú, Tân Bình.

    Hòa thượng đóng góp nhiều công đức cho giáo dục Phật giáo. Năm 1971-1974, tuy ở tại tu viện Huệ Quang nhưng Hòa thượng làm Hiệu trưởng Trường Bồ Đề Long Khánh.

    Năm 1984-1988 và 2002-2006, Hòa thượng đảm nhiệm chức vụ Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Q.Tân Bình, sáng lập lớp Sơ cấp Phật học Q.Tân Bình.

    Năm 1984-1991, Hòa thượng làm giáo thọ Trường Cao cấp Phật học khóa I và II. Năm 1991, Hòa thượng khai giảng lớp Hán Nôm tại trường Đại học Doanh thương Trí Dũng.

    Nhất tâm cầu nguyện
    Nhất tâm cầu nguyện

    Năm 1992, sau khi lớp Hán Nôm tại trường Đại học Doanh thương Trí Dũng không đủ duyên tiếp tục, Hòa thượng đã khai giảng lớp Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang khóa I tại chính ngôi chùa mình đang trụ trì. Hòa thượng cùng các Tăng Ni đã bắt tay vào phiên dịch, biên soạn bộ Từ điển Phật học Huệ Quang, công trình to lớn này kéo dài suốt 10 năm, đánh dấu thành quả bước đầu trong công tác phiên dịch sau này của Hòa thượng. Cũng trong thời gian này, Hòa thượng phiên dịch và cho đăng trên tuần báo Giác Ngộ bộ truyện Tế Điên Hòa thượng với bút hiệu Đồ Khùng, sau này được in lại thành sách gồm ba tập.

    Đến năm 1999, Hòa thượng tiếp tục khai giảng Lớp Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang và duy trì cho đến nay. Với hệ thống giáo dục nội điển chuyên sâu do Hòa thượng chủ trương, các học viên ra trường đều có thể trở về làm giáo thọ các môn kinh, luật, luận hệ Hán cổ tại các Trường Phật học khắp mọi miền đất nước.

    Lễ tưởng niệm tại Tổ đường tu viện Huệ Quang

    Lễ tưởng niệm tại Tổ đường tu viện Huệ Quang

    Năm 2007, Hòa thượng được đề cử chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, thành lập Ban Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang (năm 2012 đổi thành Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang), trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN đặt tại tu viện Huệ Quang, với nhiều tác phẩm đã được phiên dịch và ấn hành như: Phật Tổ đạo ảnh, kinh Xuất diệu, Giác hổ tập, kinh Phật thuyết chúng hứa ma-ha-đế, kinh Pháp cú thí dụ, kinh Đại thừa lý thú lục bát-nhã ba-la-mật, kinh Đại Tát-già-ni-kiền tử sở thuyết, truyện Nhân duyên phú pháp tạng, Chặng đường tham học, Lời trong cõi mộng, Tham cứu Tịnh độ

    Trưởng lão Hòa thượng viên tịch vào ngày 11-10-2018 (3-9-Mậu Tuất) tại tu viện Huệ Quang, trụ thế 82 năm, 50 hạ lạp.

    Tin cùng chuyên mục

    Tin mới

    Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

    Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

    GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
    Sư bà Diệu Không

    Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

    GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
    Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

    Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

    GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

    Thông tin hàng ngày