Điều này khiến gia đình, nhà trường và xã hội bức xúc, trăn trờ, âu lo. Tất cả đều có chung một suy nghĩ là phải lên án, ngăn chặn những “trò chơi”quái dị , phản giáo dục, đi ngược lại nếp sống văn minh và tính nhân văn trong cộng đồng.
Bạo lực học đường, điều trăn trở của nhiều người
Rất nhiều ý kiến của các nhà giáo dục, nhà xã hội học, các bậc phụ huynh, các em học sinh cũng như các ban ngành đoàn thể từ trung ương đến địa phương, thông qua báo chí và báo mạng đã phân tích, trình bày nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp cho vấn nạn trên. Riêng tôi, xin đưa ra vài ý kiến:
- Trước hết, diễn viên chính trong các đoạn clip nói trên đều là nhóm học sinh ở lứa tuổi vị thành niên . Đây là giai đoạn mà các nhà tâm lý học thường gọi là “chưa lớn, nhưng không còn nhỏ nữa”. Giai đoạn này tâm lý “bất ổn” do sự phát triển ở tuổi dậy thì, nhận thức thì chưa thành, nên là mảnh đất màu mỡ cho bao nhiêu điều tốt, xấu, hay, dở thâm nhập. Đó là nguyên nhân nội tại mà nhà Phật gọi là Nhân.
- Trong clip, đa phần các học sinh đều có hạnh kiểm chưa tốt, và hoàn cảnh gia đình có vấn đề nên hầu như không có sự quan tâm theo dõi con em từ phía các bậc cha mẹ. Điều này góp phần làm cho các em dễ tập nhiễm các thói hư tật xấu ngoài xã hội hoặc bắt chước các hành vi trong các phim ảnh hay các trò chơi bạo lực (game online) một cách vô thức và muốn thể hiện để chứng tỏ mình. Bên cạnh đó, với sự cổ vũ cuồng nhiệt xung quanh của các bạn “cùng hội cùng thuyền” góp phần chế dầu vào lửa làm cho vụ việc trở nên “cao trào”. Đó là các điều kiện dẫn đến các hành vi bạo lực mà nhà Phật gọi là Duyên.
Để đẩy lùi và ngăn chặn nạn bạo lực học đường, phải cần sự chung tay góp sức bền bỉ của rất nhiều các thành tố trong cộng đồng. Mong sao học đường mãi mãi là thánh đường của các mầm non tương lai, là vườn ươm tính Chân-Thiện-Mỹ các rường cột của đất nước. |
- Những hình ảnh trong các clip cho thấy các em hành xử một cách lạnh lùng, tàn nhẫn, thô bạo mất nhân tính với bạn học cùng trang lứa khiến người xem phải giận dữ, đau lòng và xót xa cho lứa tuổi mà lẽ ra tình bạn là điều mà các em phải trân trọng, đề cao và vun quén. Đó là hệ lụy mà chúng ta phải chứng kiến và nhà Phật gọi là Quả.
Như vậy, bạo lực trong học đường vừa qua chính là Nhân - Duyên - Quả của nhà Phật. Do đó, chúng ta cần phải góp phần đoạn ác duyên và phục thiện duyên để trả lại cho các em tình thương yêu, lòng bao dung và ứng xử mang đậm tính nhân văn, cụ thể:
- Về phía gia đình, các bậc cha mẹ nhất thiết phải có sự quan tâm và theo sát nếp sinh hoạt hằng ngày của con em qua lời nói, hành vi, thái độ cư xử với mọi người trong gia đình hầu nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh những sai phạm kịp thời để giúp định hình nhân cách cho các em (gieo nhân thiện).
- Về phía nhà trường, không dạy những gì không cần biết; chưa dạy những gì chưa cần thiết; chỉ dạy những điều thiết thực, có ích đối với lứa tuổi của các em thông qua những hoạt động thực tế thường ngày như kính thầy, mến bạn, hòa đồng, tôn trọng mọi người . . . bằng những lời lẽ dễ hiểu, đơn giản, thực tế, không dùng những từ ngữ bóng bẩy, khó hiểu, hình thức khiến cho các em cảm thấy khô khan, chán ngán để rồi học mãi mà chẳng nhớ thì không cách nào mà hành được (tạo duyên lành).
- Về phía xã hội, các nhà quản lý văn hóa cần phải kiểm duyệt gắt gao các phim ảnh không lành mạnh khi đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, truyện tranh mang nội dung bạo lực, kích thích lòng háo thắng và tôn sùng chủ nghĩa anh hùng cá nhân, các trò chơi của các nhà mạng đầy tính cường bạo, hung hiểm . . . Đây là mảng mà các con em ở lứa tuổi “nhỏ dư, lớn thiếu” dễ bị tiêm nhiễm nhất (đoạn duyên dữ).
- Về phía khu dân cư, nên có những buổi sinh hoạt mang tính cộng đồng hầu giúp các em biết quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh, đồng cảm và trân trọng tình làng nghĩa xóm để có được lòng vị tha là tiền đề của lòng nhân ái (thuận cảnh trợ duyên).
Bài vở tham gia diễn đàn "Thao thức với bạo lực" vui lòng gửi về địa chỉ email: bandocgiacngo@gmail.com. Những bài được chọn đăng sẽ được tặng một món quà ý nghĩa từ Giác Ngộ. Xin trân trọng chào đón những chia sẻ của quý bạn đọc! Giác Ngộ Online |