GNO - Cà phê được cho là có nguồn gốc từ đất nước Ethiopia, khi người chăn dê tình cờ quan sát thấy mức năng lượng của bầy dê tăng lên sau khi chúng ăn loại hạt này.
Theo các chuyên gia về chế độ ăn, nhìn chung hấp thu cà phê với lượng vừa phải mỗi ngày có lợi cho sức khỏe của chúng ta.
1 - Cà phê giúp cải thiện trạng thái tinh thần
Ngoài tác dụng ngăn ngừa một số bệnh, caffeine trong cà phê còn tác động trực tiếp đến não bộ. Các tác động này dễ dàng được quan sát thấy khi hấp thu cà phê ở mức thấp (khoảng 75 mg) như giúp tỉnh táo, tập trung tốt hơn và giúp cải thiện tinh thần.
Cà phê còn giúp giảm nguy cơ tự sát. Nghiên cứu năm 2013 của Đại học Y tế Công cộng Harvard cho thấy người uống từ 2-3 cốc cà phê mỗi ngày giảm được 45% nguy cơ tự sát - lý do có thể do tác động kích thích của caffeine, thúc đẩy trạng thái tinh thần tích cực hơn.
2 - Khả năng ghi nhớ được tăng cường
Cà phê còn giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, theo nghiên cứu phát hành trên tạp chí Khoa học Thần kinh Tự nhiên.
Caffeine trong cà phê giúp thúc đẩy sự củng cố trí nhớ dài hạn của não bộ chúng ta. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này không có nghĩa là hấp thu càng nhiều caffeine thì khả năng ghi nhớ càng tốt.
3 - Cà phê giúp tăng mức năng lượng
Caffeine tự nhiên có trong cà phê có liên quan đến khả năng hoạt động thể chất cao hơn, đặc biệt là ở vận động viên aerobic và các môn thể thao cần sức bền.
Lượng caffeine được khuyến nghị để cải thiện khả năng biểu diễn là từ 2-6 mg caffeine/1 kg trọng lượng. Caffeine còn đóng tắt các tiếp nhận nhận diện adenosine (chất gây ra cảm giác mệt mỏi) giúp giảm sự mệt mỏi và đau đớn ở các vận động viên.
Và tác dụng làm tăng tính tập trung, tỉnh táo của caffeine cũng giúp việc tập luyện, biểu diễn thành công hơn.
4 - Ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày nếu hấp thu quá mức
Nếu hấp thu quá mức caffeine, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ tiêu cực như: lo lắng, hoảng loạn, ngủ li bì, mất ngủ và lệ thuộc caffeine.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người có thói quen hấp thu caffeine có thể chịu sự ảnh hưởng của việc không có caffeine sau 12-24 giờ (từ liều caffeine cuối cùng). Triệu chứng nổi bật và thường thấy nhất là đau đầu.
5 - Cà phê có thể làm tăng mức cholesterol
Cách pha chế cà phê cũng ảnh hưởng đến mức cholesterol của cơ thể sau khi hấp thu. Đặc biệt, món espresso chứa nhiều cafestol hơn các dạng cà phê pha khác và làm mức cholesterol LDL trong cơ thể tăng lên.
Việc tách các loại dầu ra khỏi cà phê làm tăng cholesterol trong hạt cà phê.
6 - Làm huyết áp tăng cao nhưng không gây hại
Cuối cùng, cà phê có thể làm tăng mức huyết áp của bạn. Thông thường, sự gia tăng này chỉ diễn ra tạm thời, nhanh và không gây hại gì về lâu về dài.
Chế độ ăn có liên quan đến huyết áp cao và bệnh tim mạch thường góp phần làm xơ cứng các mạch máu. Tuy nhiên, cà phê lại không gây hại cho mạch máu, dù uống thường xuyên - theo các chuyên gia.
Trần Trọng Hiếu
(theo Reader’s Digest)