Vài địa chỉ chùa - điểm đến ngày xuân ở Sài Gòn

GNO - Đi chùa những ngày đầu năm là truyền thống của người Việt, thể hiện niềm tin hướng về cội nguồn tâm linh, nơi bộc bạch ước vọng thiện lành cho tự thân và tha nhân.

Ở Sài Gòn, nơi tập trung nhiều ngôi chùa - là điểm đến tâm linh của du khách thập phương. Giác Ngộ online xin giới thiệu một số ngôi chùa để bạn đọc tham khảo.

1. Việt Nam Quốc Tự

Trong một không gian thanh tịnh, với những cây cổ thụ đổ bóng mát quanh năm, Việt Nam Quốc tự (16B đường 3/2, Q.10) là một công trình kiến trúc đẹp và có ý nghĩa lịch sử.

Ngôi chùa nổi tiếng ở TP.HCM, hàng ngày rất đông du khách và Phật tử đến tham quan, chiêm bái.

hinh cac chua (4).jpg

Việt Nam Quốc tự

2. Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, theo lối kiến trúc tiêu biểu của những ngôi chùa ở miền Bắc. Cả tên và kiến trúc của ngôi chùa được lấy nguyên mẫu từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở Bắc Giang.

Nét độc đáo của chùa là ngôi tháp đá cao 14 m với 7 tầng, được xây dựng và chạm trổ với những hoa văn, họa tiết theo phong cách văn hóa đời Lý - Trần.

Nằm ở 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P.7, Q.3) - trung tâm thành phố, chùa luôn là điểm viếng đông du khách tham quan, hành hương.

hinh cac chua (2).jpg

Chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm

3. Chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang tọa lạc ở số 64/3 đường Phổ Quang (P.2, Q.Tân Bình), nằm gần cuối con đường nhỏ, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Cảnh quan nơi đây rất đẹp và thanh tịnh giữa nhịp sống náo nhiệt thường ngày của thành phố. Khuôn viên chùa rộng với những hàng cây rợp bóng mát trước sân chùa, chánh điện.

hinh (1).jpg

Chánh điện chùa Phổ Quang

4. Chùa Xá Lợi

Tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.3), những tán me già, xanh mướt dọc hai bên lối vào khiến không gian ngôi chùa thêm trầm mặc. Chùa được xây dựng nhờ sự đóng góp của nhân dân các tỉnh miền Nam để thờ xá-lợi Phật. 

Nét đặc biệt của chùa là ngôi tháp cao 7 tầng, cao 32 m, tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn, được đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ ở Huế. Tiếng ngân của chuông được nhiều thế hệ biết đến qua bài vọng cổ Tiếng chuông chùa Xá Lợi của soạn giả Viễn Châu.

hinh cac chua (1).jpg

Chùa Phật học Xá Lợi (Q.3)

5. Chùa Giác Lâm

Là một ngôi chùa cổ và nổi tiếng ở 118 Lạc Long Quân (P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM, chùa Giác Lâm có rất đông du khách viếng thăm. Kiến trúc của ngôi chùa được xem là tiêu biểu ở miền Nam, theo kiểu chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái với bốn cột chính gọi là tứ trụ.

Toàn cảnh chùa khá rộng và yên ắng rất thích hợp cho Phật tử, du khách hành hương. Đến đây du khách có thể tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc, điêu khắc mà ngôi chùa đang sở hữu.

hinh cac chua (3).jpg

Bảo tháp xá-lợi chùa Giác Lâm

6. Chùa Huê Nghiêm (chùa đá lớn nhất ở TP.HCM)

Nằm ở số 299B, đường Lương Đình Của (Q.2), chùa Huê Nghiêm là công trình mới được xây dựng, pha trộn giữa kiến trúc Nhật Bản và Việt Nam với hàng nghìn tấn đá hoa cương được ráp lại.

Chùa với khuôn viên rộng, thoáng mát với nhiều cảnh đẹp tạo nên cảnh quang êm đềm, đem lại không khí yên bình cho bất cứ ai đặt chân đên đây đi chùa lễ Phật. Ở mỗi khoảng sân, góc vườn, hồ sen, ao cá... đều được Hòa thượng trụ trì đặt tên của từng vị Bồ-tát, Thánh Tăng có danh hiệu trong kinh Pháp hoa

hinh (2).JPG

Một góc chùa Huê Nghiêm

Hàng tháng, nơi đây có hai ngày Chủ nhật dành cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa chuyên tu.

Đặc biệt, ở sân trước chùa có tôn trí pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cao 12m (tượng cao 8m, đài cao 4m) bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 60 tấn do HT.Thích Tịnh Từ, viện chủ chùa Kim Sơn (Mỹ) cúng dường năm 2003.

Vũ Giang giới thiệu 

Bài vở, hình ảnh cộng tác với Giác Ngộ online Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 xin gửi về địa chỉ Email: giacngoxuan@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1269 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Im lặng không phải lúc nào cũng hay

GNO - Gia đình anh em chúng tôi đều là Phật tử. Tôi thường gắn bó với chùa chiền và tham gia các hoạt động Phật sự nhiều hơn những người khác. Qua các thông tin nhiễu loạn trên mạng xã hội liên quan đến người xuất gia và chùa chiền, tôi và người em đã xảy ra tranh cãi, bất hòa.

Thông tin hàng ngày