Về miền Tây ăn hủ tiếu chay

GN - Xuôi về miền Tây bằng xe gắn máy trong chuyến hành hương lễ Phật, đi chùa đầu năm, dọc ngang những cung đường từ quốc lộ tới tỉnh lộ và đường quê để rồi “ghi nhận” một món ăn đặc sản được bán ở khắp các tỉnh miền này là hủ tiếu chay.

Hủ tiếu miền Tây, đặc biệt là hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang) trứ danh, ai đi về miền Tây cũng mua bánh hủ tiếu làm quà hoặc để dành cho nhà dùng. Chị An Nhiên, Phật tử người Mỹ Tho sinh sống ở TP.HCM chia sẻ như vậy khi người viết thắc mắc về những quán hủ tiếu dọc đường, trong đó có hủ tiếu chay lúc nào cũng đông đúc khách.

hu tieu.JPG

Hủ tiếu chay - Ảnh: Internet

Hủ tiếu chay dọc đường ăn vừa ngon vừa rẻ, người bạn đạo ở Vĩnh Long giới thiệu. Về chùa được đãi hủ tiếu, đi đường cũng ăn hủ tiếu, hương vị na ná nhau, công thức gần như y chang, có củ cải trắng, đậu hủ, nấm rơm và hoành thánh chiên giòn thơm bỏ chung trong nước dùng được cô chủ quán ở Quốc lộ 1A “bật mí” là nấu từ trái su nên ngọt ngon!

Người miền Tây hồn hậu, hiếu khách, biết khách trường chay nên cũng đãi hủ tiếu “vừa dễ ăn, dễ nấu, vừa ngon nữa”, chủ nhà chia sẻ. Và, ngon thiệt, vì cái vị rau củ ngọt ngọt, vị của đậu hủ beo béo với nước dùng thơm thơm.

Chủ nhà vốn cũng là Phật tử nên nhận xét rằng: “Người miền Tây đa phần biết Phật, thích ăn tương (ăn chay) nên con người cũng hiền hòa, dễ mến lắm”. Thế là nghĩ rằng, biết Phật, ăn chay sẽ làm cho con người dễ thương hơn, đáng mến và gần gụi hơn bởi tâm đã được “uống nước pháp” từ, bi, hỷ, xả còn thân thì thọ dụng thức ăn cũng lành tính, từ rau, củ, quả chứ không phải từ gốc gác thịt cá, không phải sát hại sanh mạng loài khác…

Hủ tiếu chay miền Tây mọc lên dọc đường quốc lộ để phục vụ người ăn chay vãng lai và cả người dân bản xứ. Quán hủ tiếu chay còn mọc trên những đường thôn xóm liên xã, liên ấp chứng tỏ với người xứ xa rằng nơi đây người dân chay tịnh nhiều. Chủ quán cũng ăn chay mà khách có nhu cầu ăn chay cũng nhiều nên cung-cầu ấy mới nương nhau để “sống”, và sống như thế có nghĩa là sống đạo. Cũng mừng khi nghe cô chủ quán tiết lộ với thực khách: “Cô thấy mấy đứa trẻ trẻ như tụi con ghé ăn hủ tiếu chỗ cô nhiều lắm đó”.

Rồi cô xuýt xoa: “Bây giờ người ta xuống cấp đạo đức quá, nhất là mấy đứa choai choai cỡ tụi con, nhưng cũng có nhiều đứa trẻ biết tu, cô cũng mừng…”. Du khách đường xa nghe vậy, vui, và tặng cho cô chủ nụ cười hoan hỷ kèm lời cảm ơn, rồi chúc cô chủ lần đầu mới gặp lời chúc quen thuộc “thân tâm thường an lạc”…

L.Đ.L

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày