Vì sao bạn nên đi khóa tu mùa hè ở chùa?

GN - Nhiều năm trở lại đây, vào mùa hè, nhiều chùa ở các tỉnh thành tổ chức khóa tu dành cho tuổi trẻ, thu hút đông đảo bạn trẻ tham dự, là điểm sinh hoạt được nhiều phụ huynh gửi gắm con em mình đến. Có những khóa tu số lượng đăng ký tham dự lên tới hàng ngàn. PV Giác Ngộ ghi nhận ý kiến từ 2 vị thầy trẻ, để hiểu thêm về lý do này.

Thể dục buổi sáng tại khóa tu 2019 .- Ảnh Vũ Thái.jpg
Tập thể dục buổi sáng tại khóa tu chùa Tam Chúc năm 2019 - Ảnh: Vũ Thái

ĐĐ.Thích Tuệ Minh, Trưởng ban HDPT Phật giáo Nghệ An, trụ trì chùa Chí Linh:

Tham gia trải nghiệm khóa tu mùa hè là cơ hội để cân bằng tâm hồn sau khoảng thời gian học tập ở trường, vì đây là dịp gần như các bạn trẻ điều tiết bản thân, thực hành những lý thuyết được học bấy lâu. Thứ nữa, đây là dịp tiếp cận được nguồn giáo lý thực tiễn của đạo Phật, nhằm trang bị cho các em đức tính hướng thiện, tin vào luật Nhân quả để sống đúng với cuộc đời và bản thân. Mặt khác, đây cũng là dịp kết thêm các mối quan hệ trong tinh thần tích cực hướng thiện để mở lòng hơn cho những ai sống tự ti khép kín, tạo thêm nhiều nguồn năng lượng tươi mới trong cuộc sống này. Sống tự lập và có tinh thần trách nhiệm cao, biết yêu thương và quan tâm đến người khác.

Để tạo sự hứng thú cho các em trong quá trình tu học, tại các khóa tu, Ban Tổ chức cần chú trọng hơn đến các nội dung, bài giảng phù hợp với tâm lý, lứa tuổi vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống, hướng các em phát triển toàn diện về chân - thiện - mỹ, truyền nguồn cảm hứng đến các bạn trẻ không bị nhàm chán. Do vậy, ngoài các bài học như niệm Phật, kinh hành, oai nghi, nghe pháp… chương trình nên dành thời gian trang bị thêm kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho các em như: kỹ năng giao tiếp; tổ chức các hoạt động nhóm, tình nguyện, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể thao; các trò chơi dân gian, về văn hóa ứng xử, cách ứng xử trên mạng xã hội. Đây là vấn đề cấp bách vì mạng xã hội đang có tác động rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của các thiếu nhi. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề phù hợp với lứa tuổi.

(Hữu Tình ghi)


* ĐĐ.Thích Tuệ Nhật, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử T.Ư:

Đi hướng dẫn nhiều khóa tu mùa hè, hội trại ở nhiều vùng miền trong cả nước, đầu tiên tôi thấy khi tham gia khóa tu, các bạn trẻ sẽ được rèn luyện về đạo đức, mà đạo đức đầu tiên nhất là lòng tri ân về đất nước, tiếp đến là ân Tam bảo, ân cộng đồng xã hội và ân cha mẹ. Trong các thời thuyết pháp, trò chơi, các hoạt động kỹ năng đều lồng ghép những điều này để cho các bạn rèn luyện trở thành một người con hiếu thảo, một con người tốt.

Thứ hai, các bạn có được một môi trường sinh hoạt rất lành mạnh trong những ngày hè, có thời gian dừng lại, trở về sống với nội tâm của chính mình, chăm sóc mình nhiều hơn.

Tiếp nữa, khi vào tham gia khóa tu sẽ có những bạn bè mới, cùng hướng thiện với nhau, cùng rèn luyện sức khỏe, sống chung trong nếp sống thiền môn, giúp các bạn sửa được một số thói quen chưa tốt khi về lại gia đình.

Khi tổ chức những khóa tu, hội trại, chúng tôi được nhiều phụ huynh phản hồi, từ khi tham gia khóa tu về thấy con chăm ngoan hơn, hiếu kính cha mẹ hơn, tự ý thức học hành, phụ giúp việc gia đình… nên nhiều phụ huynh từ tháng 2, 3 đã hỏi thăm năm nay có hội trại, khóa tu không, để đăng ký cho con đi.

Từ Thông tư số 008/2019/TT-BHDPT của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN về việc hướng dẫn tổ chức các mô hình sinh hoạt tu học dành cho giới trẻ, sinh viên, học sinh Phật tử các tỉnh thành toàn quốc - tính đến đầu tháng 6-2019 đã có hàng trăm khóa tu đã, đang và sẽ diễn ra được báo cáo về văn phòng Ban.

(Như Danh ghi)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày