Vì sao chư Tăng Ni không ăn đồ cúng

Vì sao chư Tăng Ni không ăn đồ cúng

HỎI: Một lần đến chùa tham dự lễ cầu siêu, cúng cơm cho vong linh, tôi nghe một vị nói: “Cơm nước cúng vong xong nên mang xuống nhà trù (nhà bếp của chùa) để các vị cư sĩ dùng, vì nếu quý thầy ăn cơm cúng vong nào thì vong ấy sẽ bị đọa địa ngục”. Xin quý Báo cho ý kiến về vấn đề này.

(NHUẬN PHƯỚC, nhuanphuoc76@yahoo.com)

ĐÁP:

Bạn Nhuận Phước thân mến!

Đúng là chư Tăng Ni không ăn các thực phẩm đã cúng cho vong linh trong các lễ tuần thất, kỵ giỗ hay thí thực. Các thực phẩm dâng cúng cho chư Tăng Ni phải tinh sạch, nguyên vẹn, không phải là đồ cúng, đồ ăn thừa.

Chư Tăng Ni sở dĩ không ăn đồ cúng một phần là vì thực phẩm sau khi cúng kiếng đã nguội lạnh, kém phần tinh sạch, ăn vào sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Phần khác là vì cung kính Tăng Ni nên không thể mang thức ăn thừa (đã được các vong linh ăn uống xong) mời chư vị thọ dụng. Cũng như chúng ta không thể đem các thức ăn mà mình đã ăn xong để mời chư vị Tăng Ni. Vì làm như vậy thì chúng ta và vong linh sẽ bị tổn phước.

Đó chính là những lý do khiến chư Tăng Ni không ăn đồ cúng. Tuy nhiên nói rằng “quý thầy ăn cơm cúng vong nào thì vong ấy sẽ bị đọa địa ngục” là thiếu cơ sở vì kinh sách Phật giáo không hề đề cập đến việc này.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày