Vô tình làm hư hại tượng Bồ-tát

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

Hỏi: Trong lúc tôn trí lại tượng Bồ-tát Địa Tạng (cho ngang bằng với tượng Bồ-tát Quan Âm), tôi vô tình để cây tích trượng trượt khỏi đài sen làm gãy ngón tay trỏ của Ngài. Tôi thấy có lỗi với Ngài rất nhiều vì sơ suất này.

Sau đó, tôi đã dùng keo dán lại ngón tay Ngài (liền lạc, nhìn kỹ mới thấy), niệm danh hiệu, thành thật sám hối, xin Bồ-tát hiểu và thương cho sự bất cẩn của mình. Kính mong quý Báo chỉ bày cho tôi phương thức hóa giải lỗi lầm này. Do tượng Bồ-tát còn mới và có duyên với gia đình, tôi đã làm lễ an vị, nay tôi muốn tiếp tục thờ Ngài thì cần phải làm gì, có nên an vị lại tôn tượng?

(XUÂN TÀI, xtai…@gmal.com)

Bạn Xuân Tài thân mến!

Vô tình làm hư hại tượng Bồ-tát Địa Tạng, tuy không phải là lỗi lầm nghiêm trọng nhưng cũng cần thành tâm sám hối. Bạn đã nhanh chóng tự tâm sám hối, ăn năn về sự sơ suất của mình, xin Bồ-tát hiểu thương và tha thứ. Điều quan trọng và cấp thiết phải làm ngay, bạn đã làm được.

Kế đến, bạn cần sắm sửa hương hoa nhang đèn dâng cúng Bồ-tát, sau đó phát nguyện trì tụng kinh Địa Tạng một thời gian (từ 10 bộ trở lên). Sau mỗi thời kinh (thường mỗi thời tụng một quyển Thượng, hoặc Trung, hoặc Hạ - trọn bộ 3 quyển), bạn phục nguyện sám hối và hồi hướng công đức nguyện cầu âm siêu dương thái. Bạn cứ trì tụng và sám hối cho đến khi thấy tâm hồn thanh thản.

Hoặc bạn sám hối bằng cách xướng danh hiệu Bồ-tát (Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ-tát) rồi lễ bái trước tôn tượng. Mỗi khóa lễ lạy sám hối trung bình khoảng 45 phút. Lễ bái xong, bạn phục nguyện sám hối và hồi hướng công đức. Liên tục lễ bái cho đến khi tâm tư nhẹ nhàng, không còn băn khoăn ray rứt nữa thì hết tội.

Dấu hiệu để nhận biết tội lỗi tiêu trừ là có được thụy tướng (điềm lành). Sau khoảng thời gian sám hối, bạn mơ thấy Bồ-tát xoa đầu, mộng thấy hoa sen, hoặc tâm trạng an lành, thơ thới, hoan hỷ v.v… chính là những dấu hiệu cho biết bạn đã sám hối thành công.

Tôn tượng Bồ-tát đã được an vị, sau sự cố và khắc phục xong, vẫn thờ phụng bình thường. Không cần an vị lại hay bất kỳ nghi thức nào khác.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày