Nằm nghe pháp rồi ngủ có phạm... bất kính?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nghe pháp hàng ngày là việc cần thiết trong tu học. Nghe pháp cũng là một hạnh tu. Nhờ nghe pháp thường xuyên nên ghi nhớ, thâm nhập giáo pháp. Quan trọng hơn, nghe hiểu Phật pháp sẽ biết rõ đường tu, đi đúng lộ trình Chánh pháp sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Hỏi: Tôi có thói quen nằm nghe pháp trước khi ngủ. Đôi khi bị khó ngủ, tôi nghe pháp thoại cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Những lúc cần thư giãn tôi cũng mở pháp thoại rồi nằm nghe. Xin hỏi, thói quen nghe pháp như vậy có hậu quả gì không, có phạm bất kính không?

(VIỆT DŨNG, vietdung08...@gmail.com)

Bạn Việt Dũng thân mến!

Nghe pháp hàng ngày là việc cần thiết trong tu học. Nghe pháp cũng là một hạnh tu. Nhờ nghe pháp thường xuyên nên ghi nhớ, thâm nhập giáo pháp. Quan trọng hơn, nghe hiểu Phật pháp sẽ biết rõ đường tu, đi đúng lộ trình Chánh pháp sẽ tiến bộ nhanh hơn. Ngày nay, việc tìm nghe những pháp thoại phù hợp với nhân duyên của mỗi người rất dễ dàng. Chỉ cần có tâm tu học thì ở đâu, lúc nào cũng nghe pháp được.

Thông thường, khi nghe pháp, dù gián tiếp nhưng cũng cần thanh tịnh và trang nghiêm. Lý tưởng nhất là cần đốt hương đèn, mặc áo tràng tề chỉnh, ngồi ngay thẳng nghe pháp với sự chú tâm và thành kính. Nghe pháp như vậy chính là công phu tu tập, phước đức vô lượng.

Kế đến, tranh thủ nghe pháp trong khi đang làm những việc mà không cần tập trung cao độ. Chúng ta có thể tranh thủ nghe pháp trong lúc lái xe, làm vườn, quét nhà, nấu ăn v.v… Cách nghe pháp này như mưa dầm thấm đất, được chừng nào hay chừng nấy, thong thả và thảnh thơi. Nếu nghe nhiều lần, lâu ngày cũng sẽ thâm nhập giáo pháp. Nghe pháp theo cách này cũng có phước đức nên cố gắng vun bồi.

Nghe pháp mà không cần chăm chú, nghe như gió reo suối chảy cho tâm hồn nhẹ nhàng thư giãn cũng là điều hay. Như đi trong sương sớm, trên áo chỉ vương những giọt li ti nhưng lâu ngày cũng thấm ướt. Thay vì nghe những âm thanh khiến cho tâm rộn ràng yêu ghét giận thương thì nghe hương pháp thoảng trong gió cũng khiến tâm được lắng dịu. Cách nghe pháp này cũng tích lũy được chút phần phước đức.

Nghe pháp rồi ngủ luôn cũng tốt, vẫn được phước. Dù sao thì trước khi ngủ tâm của mình được an tịnh nhờ pháp âm tưới tẩm nên sẽ có giấc ngủ bình an. Chỉ cần có tâm nghe pháp, chúng ta có thể tùy duyên nghe pháp mọi lúc mọi nơi. Nghe pháp đúng như pháp thì phước đức nhiều, nghe trong tinh thần phương tiện thì phước đức ít hơn. Nghe pháp là một cách học, chỉ cần ham học, học cách nào cũng tốt miễn đem đến hiểu biết thì có phước, không hề mang tội bất kính hay tổn phước.

Chúc các bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày