Xả buông trước thềm bệnh chết

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1286 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1286 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này hiện vẫn đang được Tăng, Ni và Phật tử thực hành, góp phần hỗ trợ tích cực cho người hấp hối được sinh về cõi lành, thậm chí có thể chứng đắc Niết-bàn, giải thoát tối hậu.

“Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni-câu-luật, nước Ca-tỳ-la-vệ. Bấy giờ, có nhiều người dòng họ Thích nhóm họp tại nhà luận nghị, bàn luận... Lúc đó, Nan-đề và những người dòng họ Thích, cùng nhau đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, hôm nay chúng con thỉnh vấn Thế Tôn: ‘Nếu Ưu-bà-tắc trí tuệ, mà khi có Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di trí tuệ khác bị bệnh tật khốn khổ thì nên thuyết pháp giáo giới, giáo hóa thế nào?’.

Phật bảo Nan-đề:

- Nếu Ưu-bà-tắc trí tuệ, muốn đến chỗ Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di trí tuệ khác đang bị tật bệnh khốn khổ, thì đem ba pháp an tâm này mà truyền dạy cho họ; nói rằng: ‘Nhân giả! Hãy thành tựu lòng tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, Tăng’.

- Sau khi đem ba pháp an tâm này truyền dạy xong, lại nên hỏi rằng: ‘Nhân giả có quyến luyến cha mẹ không?’. Nếu người kia có quyến luyến cha mẹ, thì nên dạy buông xả và nên nói rằng: ‘Nếu nhân giả quyến luyến cha mẹ mà được sống, thì đáng quyến luyến. Đã không do quyến luyến mà được sống, thì quyến luyến làm gì?’. Nếu kia nói không có quyến luyến cha mẹ thì nên tùy hỷ, khuyến thiện và hỏi thêm rằng: ‘Đối với vợ con, nô bộc, tiền của cùng mọi vật, nhân giả có quyến luyến không?’. Nếu nói quyến luyến thì nên khuyên buông xả, như pháp xả sự quyến luyến cha mẹ. Nếu nói không quyến luyến, thì tùy hỷ khuyến thiện và hỏi nữa: ‘Đối với ngũ dục thế gian, nhân giả có luyến tiếc không?’. Nếu họ nói luyến tiếc, thì nên giải thích là ngũ dục thế gian là chỗ xấu xa, bất tịnh, bại hoại, hôi hám, không giống như ngũ dục thắng diệu cõi trời. Hãy khuyên kia lìa bỏ ngũ dục thế gian và quyết mong ngũ dục cõi trời.

Nếu người kia nói tâm đã xa lìa ngũ dục thế gian và trước đã nghĩ đến dục thắng diệu cõi trời, thì tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với họ rằng: ‘Ngũ dục thắng diệu cõi trời, là pháp vô thường, khổ, không, biến hoại. Chư Thiên cõi trời có thân tướng thù thắng hơn ngũ dục cõi trời’. Nếu kia nói đã bỏ nghĩ đến dục cõi trời và chỉ nghĩ đến thân tướng hơn ngũ dục, thì cũng tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với họ rằng: ‘Dục của hữu thân cũng lại là pháp vô thường, biến hoại, chỉ có sự an lạc của xuất ly, là Niết-bàn với sự diệt tận của các hành. Nhân giả nên lìa bỏ sự mê luyến nơi hữu thân, mà nên vui cái vui Niết-bàn vắng lặng, tối thượng, thù thắng’. Vị Thánh đệ tử kia nếu đã lìa bỏ sự mê luyến đối với hữu, chỉ vui với Niết-bàn, thì cũng nên tùy hỷ khuyến thiện.

- Như vậy, Nan-đề, Thánh đệ tử kia từ từ trước sau được nhắc nhở chỉ dạy, khiến cho họ được Niết-bàn bất khởi; giống như Tỳ-kheo sống một trăm tuổi, giải thoát Niết-bàn.

Phật nói kinh này xong, Nan-đề họ Thích cùng mọi người nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ ra về”.

(Kinh Tạp A-hàm, quyển 41, kinh 1122. Tật bệnh)

Thế Tôn đã xác định rất rõ ràng, chính luyến ái và chấp thủ trói buộc sẽ định hướng tái sinh. Nếu tuệ giác được mở ra khiến tâm ít tham ái và chấp thủ thì sẽ sinh lên những cõi thiện lành và ngược lại.

Căn bản và đầu tiên của pháp trợ niệm đó là thiết lập niềm tin bất hoại vào Tam bảo. Ai chưa quy y Tam bảo thì khuyến khích họ quy y. Ai đã quy y rồi thì tiếp tục củng cố, gia trì thêm cho vững chắc. Tam bảo là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam, là nền tảng của mọi sự thiện lành. Người nào phát khởi niềm tin Tam bảo trước giờ lâm chung, nhớ đến các thiện nghiệp đã làm sẽ tránh được ba đường ác, tái sinh về cảnh giới tốt đẹp. Pháp hộ niệm theo cách niệm Phật ngày nay cần được triển khai dưới tuệ giác này.

Kế đến là xả ly mọi luyến ái, bám víu. Cha mẹ, chồng vợ, anh em và người thân tuy ta hằng quý kính và mến thương rất nhiều nhưng rốt cục cũng phải chia tay, ra đi với nhân duyên nghiệp lực của riêng mình. Sự thật này thoạt nhìn có vẻ phũ phàng nhưng chẳng ai có thể thay đổi được. Nên người trí cần biết ơn các nhân duyên và tạm biệt tất cả tình thân để thanh thản ra đi. Chết là thời điểm chấm dứt các mối nhân duyên của đời này, đời sau nếu gặp thì nguyện xin đền đáp.

Tài sản thì dễ buông hơn nếu khi khỏe mạnh thường suy nghiệm về vô thường của vật ngoài thân. Ngay cả phước báu thù thắng trang nghiêm của cõi trời cũng không ngoài quy luật ấy, sá gì tài vật phù du tạm bợ nơi cõi người. Buông được thì nhẹ, theo lẽ tự nhiên càng nhẹ sẽ đi lên càng cao.

Sâu nặng nhất là chấp thủ thân này (kinh văn ghi: hữu thân). Quán chiếu sâu sắc vào năm uẩn, thân và tâm để thấy ra năm uẩn đều không. Cái “tôi, của tôi và tự ngã của tôi” là một ảo tưởng truyền kiếp cần được tháo tung. Kinh Phật gọi đây là chấp ngã, vì vô minh si mê che lấp, cần khai phóng để buông xả.

Thấy ra năm uẩn đều không (minh sát) là một tuệ giác lớn. Cần thực hành liên tục trong đời sống hàng ngày. Trước khi ra đi, duy trì được tuệ giác này, buông xả hoàn toàn có thể thành tựu giải thoát tối hậu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn GHPGVN trao 100.000 USD đến đại diện Giáo hội Tăng-già và chính quyền tỉnh Mandalay (Myanmar)

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao 120.000 USD hỗ trợ Phật giáo và nhân dân Myanmar

GNO - Chiều 15-4, trong khuôn khổ chuyến thăm, hỗ trợ đất nước Myanmar khắc phục hậu quả sau trận động đất vừa qua, phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có buổi làm việc, thăm hỏi và trao kinh phí hỗ trợ tại trụ sở chính quyền tỉnh Mandalay - địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất của đợt thiên tai.
Đà Nẵng: Hòa thượng Thích Từ Nghiêm làm trụ trì chùa Phổ Đà

Đà Nẵng: Hòa thượng Thích Từ Nghiêm làm trụ trì chùa Phổ Đà

GNO - Nhân Lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 49 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tôn Thắng, khai sơn tổ đình Diệu Pháp, chùa Phổ Đà (TP.Đà Nẵng), chùa Tịnh Độ (Quảng Nam), ngày 12-4 vừa qua, Ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng, Ban Trị sự GHPGVN Q.Hải Châu đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Phổ Đà.
Ni trưởng Huỳnh Liên với Ni chúng hệ phái Khất sĩ - Ảnh tư liệu tịnh xá Ngọc Phương

Ni trưởng Huỳnh Liên tấm gương bất khuất

GNO - Một trăm năm trong thời gian vô cùng, không gian vô tận chỉ là thoáng chớp mắt. Hiện diện sáng ngời, lưu lại nét đẹp nơi hành tinh mong manh này để chứng tỏ trong sinh diệt có bản tâm thường tại. Ni trưởng Huỳnh Liên, cuộc đời là tấm gương cho Ni giới soi chung.
Lòng tin là hạt giống/Khổ nhọc mưa đúng thời/Trí tuệ là cày, ách/Tâm hổ thẹn là trục/Tự giữ gìn chánh niệm/Đấy là khéo điều phục

Cày ruộng

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật du hóa trong nhân gian ở nước Câu-tát-la rồi dần đi đến thôn Nhất-na-la, 2 trú trong rừng Nhất-na-la.

Thông tin hàng ngày