Xin đừng áp đặt đeo khẩu trang lên tượng Phật, Bồ-tát

Con người đã leo lên để gắn khẩu trang vào tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở một ngôi chùa tại Nhật Bản - Ảnh: CBS
Con người đã leo lên để gắn khẩu trang vào tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở một ngôi chùa tại Nhật Bản - Ảnh: CBS
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Gần đây, trên mạng xã hội và một số website, trong đó có cả các website Phật giáo đã đăng phổ biến những hình ảnh Đức Phật, Bồ-tát Quán Thế Âm, thậm chí cả linh tượng Đức Phật sơ sinh bị con người… đeo khẩu trang.

Việc này được phổ biến, lan truyền trên mạng xã hội và cho rằng đó là thông điệp phòng chống dịch bệnh Covid-19!

Theo chúng tôi, đó là việc làm thiếu ý thức về văn hóa, lệch lạc trong thực hành tín ngưỡng, đem suy nghĩ của mình áp đặt lên các đối tượng thiêng liêng của tôn giáo, bởi xét cho cùng, ảnh tượng Đức Phật, các vị Bồ-tát, ở phương diện tín ngưỡng, là đối tượng cầu nguyện, chiêm bái; Chư vị là biểu tượng thiêng liêng, đã vượt thoát sự thế tục tầm thường và không còn bị chi phối với những ngoại duyên, trong đó có cả dịch bệnh.

Như chúng ta biết, đạo Phật không chỉ là một lối sống, mà thực tế còn là một tôn giáo với hệ thống thực hành tín ngưỡng, trong đó có sự cầu nguyện.

Với ý nghĩa đó, việc làm kiểu “lấy bụng ta suy đến… thánh thần”, như kiểu đeo khẩu trang lên tượng Phật, Bồ-tát, rồi áp đặt một “thông điệp chống dịch” của mình, là điều khó chấp nhận.

Chúng ta cũng đã từng thấy trong một số lễ hội, có người đã cho các thiếu nữ hóa trang thành… Bồ-tát, rước lễ linh đình, dân chúng thì hiếu kì xầm xì, trong khi trang phục của Bồ-tát lại dùng cả… áo cưới của cô dâu, đã từng bị dư luận phản ứng gay gắt.

Thiết nghĩ, ảnh tượng chư Phật, Bồ-tát là biểu tượng của tâm đại bi, là đối tượng của sự cầu nguyện khi con người rơi vào hoàn cảnh túng quẩn, khốn cùng, lo âu, sợ hãi… Chư vị vì cứu khổ chúng sinh mà không ngại bất cứ sự hiểm nguy nào. Tâm từ bi của các Ngài lớn bao la và vượt lên tất cả, do đó, không cớ gì phải… bịt mặt mình lại với tấm khẩu trang đầy phản cảm như thế.

Mong rằng, đừng lấy cách nghĩ của mình áp đặt lên chư Phật, các vị Bồ-tát. Và đừng bắt các đối tượng tín ngưỡng phải làm điều con người muốn!

Với hiện tượng này, bạn có suy nghĩ gì? Ý kiến tham gia xây dựng xin gửi về địa chỉ tòa soạn Giác Ngộ Online: onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày