Xin đừng cố ý nói sai kinh Phật

Trong khi chờ đợi tiếng nói và sự chấn chỉnh từ Giáo hội, mỗi người con Phật hãy học theo lời Phật dạy trong kinh Du hành, đem những gì đã được nghe đối chiếu với Kinh-Luật, nếu đúng thì tán thán và phụng hành, nếu không đúng thì cực lực phản đối và bác bỏ...
Trong khi chờ đợi tiếng nói và sự chấn chỉnh từ Giáo hội, mỗi người con Phật hãy học theo lời Phật dạy trong kinh Du hành, đem những gì đã được nghe đối chiếu với Kinh-Luật, nếu đúng thì tán thán và phụng hành, nếu không đúng thì cực lực phản đối và bác bỏ...
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tôi đọc kinh điển Phật giáo, thấy cả Nam tông và Bắc tông đều nói đến rất nhiều loại chúng sinh trong lục đạo dưới nhiều hình thái noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh. Có loài mắt thường có thể nhìn thấy, có loài mắt thường không nhìn thấy được. Các loài chúng sinh mà mắt thường không thấy có loài trời (chư thiên), a-tu-la (phi thiên, thần linh) và các loài ngạ quỷ, địa ngục.

Tuy nhiên gần đây, có một số vị giảng sư và cơ sở Phật giáo lại cho rằng không có các vị trời và thần linh. Điều này thật khó hiểu, hoàn toàn trái với thế giới quan và chúng sinh quan của Phật giáo. Tôi thấy quan niệm như thế là sai với lời Phật dạy. Tôi nghĩ, những gì mình chưa thấy, chưa biết, chưa chứng minh được không có nghĩa là không có. Nhận thức con người còn giới hạn, khoa học cũng còn vô số điều chưa biết về thế giới và vũ trụ nên không thể cho rằng những gì con người chưa biết, khoa học không thể chứng minh thì những điều đó là không có. Xin quý Báo chia sẻ thêm về vấn đề này.

(CHÁNH TÂM, Châu Thành, Đồng Tháp)

Bạn Chánh Tâm thân mến!

Thời Đức Phật còn tại thế, thỉnh thoảng có vị đệ tử nghe, hiểu và nói sai lệch ý Phật. Những vị này thường bị Đức Phật gọi đến cật vấn, xác minh và chấn chỉnh, thậm chí có trường hợp Ngài quở trách nặng nề.

Chính những sự việc như thế đã giúp cho Thế Tôn hết sức lưu ý, rồi dặn dò đệ tử trước khi nhập diệt: “Nếu có vị Tỳ-kheo nào nói như vầy: Này chư Hiền, tôi từng ở tại thôn kia, thành kia, nước kia, đích thân theo Phật được nghe, được lãnh thọ giáo pháp này. Nghe như vậy thì các ngươi cũng không nên vội tin, cũng không nên bài bác. Hãy nương theo Kinh mà xét chỗ hư thật. Nương theo Luật, nương theo Pháp mà xét rõ gốc ngọn. Nếu thấy lời nói ấy không đúng Kinh, không đúng Luật, không đúng Pháp, thì các ngươi hãy nói lại người kia rằng: Phật không nói như thế, ngươi đã nhớ lầm chăng? Bởi vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói trái với Chánh pháp. Vậy này Hiền sĩ, ngươi chớ có thọ trì và chớ đem nói cho người khác. Hãy từ bỏ nó đi. Trái lại nếu xét thấy lời kia đúng Kinh, đúng Luật, đúng Pháp thì hãy nói với người kia rằng: Lời ngươi vừa nói, đúng là lời Phật nói. Vì chúng tôi nương Kinh, nương Luật, nương Pháp. Mà lời ngươi vừa nói phù hợp với Chánh pháp. Vậy Hiền sĩ! Hãy cẩn thận thọ trì và rộng nói cho người nghe, chớ có từ bỏ” (Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành).

Hiện giờ Kinh và Luật của Phật giáo vẫn được bảo tồn, Chánh pháp vẫn được duy trì ở thế gian và người đệ tử Phật hậu thế chúng ta còn Kinh-Luật để y cứ, nương tựa. Cho nên những gì được nói ra, dù là từ giáo phẩm, chức sắc, giáo thọ, giảng sư, tiến sĩ… hay bất cứ ai mà trái với Kinh và Luật thì hãy mạnh dạn “từ bỏ nó”. Đức Phật đã dạy điều này rất nghiêm và rõ ràng. Sau khi đã đối chiếu và thấy không đúng với Kinh-Luật thì những quan điểm ấy là phi Chánh pháp, cần phải loại trừ.

Đức Phật là bậc Chánh biến tri, Ngài nói có tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới), trong dục giới có sáu đường (trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Kinh tạng Nikaya (Nam tông) và kinh tạng A-hàm (Bắc tông) là hai bộ kinh tạng căn bản của Phật giáo đã xác chứng điều này. Phàm phu chúng ta chỉ thấy loài người và loài súc sinh lớn (các sinh vật nhỏ cũng không thấy) rồi phủ nhận sự hiện hữu các loài khác thì thật ấu trĩ và mê muội. Ngoan cố xác quyết sự mê muội của mình nhiều lần trên giảng đường, học đường và các phương tiện truyền thông khiến người khác hiểu sai Chánh pháp là mang tội phá kiến đồng thời mắc thêm tội phỉ báng giáo pháp, xuyên tạc Đức Phật và xem thường chúng Tăng.

Thiết nghĩ Giáo hội, đặc biệt là Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và các Ban chuyên môn như Tăng sự, Hoằng pháp... phải đứng ra làm công việc “phá tà, hiển chánh” này. Những quan niệm và phát ngôn sai lầm về giáo pháp như trên đã xảy ra khá lâu và một số người trẻ nhẹ dạ cả tin mà không đối chiếu với Kinh - Luật đã và đang giẫm lên vết xe đổ này. Trong khi chờ đợi tiếng nói và sự chấn chỉnh từ Giáo hội, mỗi người con Phật hãy học theo lời Phật dạy trong kinh Du hành, đem những gì đã được nghe đối chiếu với Kinh-Luật, nếu đúng thì tán thán và phụng hành, nếu không đúng thì cực lực phản đối và bác bỏ.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ cầu siêu chơn linh gần 400 bộ hài cốt được tìm thấy tại phố Tây Sơn

Hà Nội: Lễ cầu siêu tại nơi phát hiện gần 400 hài cốt ở phố Tây Sơn

GNO - Thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, sự đồng thuận của chính quyền các cấp, ngày 30-11, tại chùa Bộc (P.Quang Trung), Ban Trị sự TP.Hà Nội cùng Ban Trị sự Q.Đống Đa tổ chức Lễ cầu siêu cho các hương linh tại ngõ 167 phố Tây Sơn - nơi phát hiện hàng trăm bộ hài cốt.
Ảnh minh họa

Cái lõi

GNO - Mục đích và tôn chỉ của đạo Phật là giác ngộ giải thoát, cứu độ chúng sanh. Tâm nguyện của người tu Phật cũng vậy. Đây là chỗ rốt ráo của Phật đạo, cũng là cốt lõi mà Phật Tổ muốn chỉ bày cho tất cả chúng ta. Vậy thì giác ngộ điều gì? Diệu lực nào cho chúng ta giải thoát?
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức tại TP.HCM, Việt Nam đã được ICDV chọn và thông qua

Đã có logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam

GNO - Thông tin với Báo Giác Ngộ chiều nay, 2-12, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam cho biết đã thống nhất chọn logo (biểu trưng) chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Thông tin hàng ngày