Yên Tử là điểm hành hương Phật giáo thế giới

GN - Chuyên trang du lịch thuộc nhật báo Star của Malaysia vừa đề cử các điểm hành hương mới dành cho người Phật tử đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đứng đầu danh sách là Angkor Wat của Campuchia. Thánh tích này không những là nơi thu hút khách du lịch bậc nhất của đất nước Chùa tháp mà còn là biểu tượng quốc gia, xuất hiện trên quốc kỳ, là điểm hành hương nổi tiếng của người con Phật toàn cầu.

yentu.jpg


Chùa Đồng trên non thiêng Yên Tử

“Du khách sẽ bước từng bước nhẹ nhàng trong quần thể những bậc thềm rộng lớn cho đến khi lên tới được đỉnh chùa. Từ nơi này, người Phật tử có thể ngồi và ngắm mặt trời lặn trong thênh thang, nhẹ nhàng. Lúc đó, ánh sáng vàng đẹp đẽ từ từ bao trùm toàn bộ không gian của chùa hòa lẫn trong chiếc y vàng của các nhà sư đang an nhiên đi qua”, nhật báo Star miêu tả.

Kế tiếp trong danh sách là thánh tích thiêng liêng Lâm-tỳ-ni (Nepal), ghi dấu nơi Đức Phật đản sanh cách đây hơn 25 thế kỷ. Nơi đây được ghi nhận là di sản văn hóa thế giới bởi UNESCO vào năm 1997. Hiện tại, quần thể Lâm-tỳ-ni gồm nhiều cơ sở tu viện, tự viện của nhiều quốc gia. Ngoài ra, còn có cả viện nghiên cứu và bảo tàng phục vụ công tác lưu trữ triển lãm các giá trị vật thể, phi vật thể của Phật giáo.

Tiếp theo trong danh sách là các địa danh như: Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ); Vương điện Potala của Phật giáo Tây Tạng; quần thể chùa tháp Anuradhapura (Sri Lanka); chùa vàng Shwedagon (Myanmar); cố đô di sản Luang Prabang (Lào); Wat Phra that Doi Suthep (Thái Lan).

Đặc biệt, thánh tích Yên Tử của Phật giáo Việt Nam được Star đề cử là một trong những điểm hành hương tâm linh, sinh thái quan trọng của Phật giáo thế giới.

Trích dẫn câu thơ “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa về Yên Tử, chưa thành quả tu”, nhật báo cho biết Yên Tử được xem là kinh đô của Phật giáo Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, các di chỉ lịch sử linh thiêng và các ngôi chùa cổ kính.

“Yên Tử ghi dấu bước chân khai phá và sáng lập dòng thiền Trúc Lâm của vua Trần Nhân Tông, được tôn xưng là Phật hoàng ngày xưa và nay là điểm đến quan trọng trong đời sống tâm linh của người Phật tử trong và ngoài nước Việt Nam”, nhật báo Star khẳng định.

Tờ báo này cũng cho hay dù có nhiều điểm đến nhưng chỉ đề cử các điểm này vì đang có sự thu hút du khách khắp thế giới.

Gia Trúc (theo The Star)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày