2.248 thí sinh bước vào Hội thi Giáo lý TP.HCM năm 2011

(GNO-TP.HCM): 8 giờ 30 phút sáng nay, 24-7, 2.248 thí sinh đến từ 20/24 quận, huyện thuộc TP.HCM đã có mặt tại Hội trường Nhà Truyền thống-Văn hóa Phật giáo TP.HCM (chùa Phổ Quang, Q.Tân Bình), chính thức làm bài thi tự luận (30 phút) trước khi thi trắc nghiệm, gồm 80 câu hỏi trong vòng 40 phút.
DSC00925.JPG
Lễ khai mạc Hội thi Giáo lý cấp TP năm 2011 bắt đầu lúc 7g30 sáng nay - Ảnh: Đ.L

DSC_0071.JPG
Chư tôn đức chứng minh Hội thi - Ảnh: H.Diệu

DSC_0075.JPG
HT.Thích Minh Chơn phát biểu khai mạc - Ảnh: H.Diệu

DSC_0084.JPG
HT.Thích Giác Toàn ban đạo từ - Ảnh: H.D

HT.Thích Minh Chơn, Trưởng ban Hoằng pháp THPG TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi phát biểu khai mạc, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS T.Ư GHPGVN, thay mặt Ban chứng minh ban đạo từ cho toàn thể thí sinh tham dự Hội thi.

Theo đó, HT.Thích Giác Toàn nhắc lại lời của cổ đức là việc tu học phải song hành, như thế mới có thể tiến bộ trong đời sống tâm linh. Ngài hoan hỷ và tán thán công tác tổ chức cũng như sự nhiệt tình tham gia của những thí sinh lớn tuổi và nhỏ tuổi trong hội thi lần này.

Như GNO đã đưa tin vào hôm qua, 2.248 thí sinh dự thi trong ngày hôm nay là những thí sinh đã đạt điểm từ 75 điểm trở lên trong Hội thi Giáo lý cấp quận/huyện năm 2011. Các thí sinh trải qua 2 vòng thi, vòng thi tự luận đang diễn ra; vòng thi trắc nghiệm sẽ diễn ra sau khi kết thúc phần thi tự luận.

DSC00929.JPG
2.248 thí sinh bước vào Hội thi lúc 8g30 - Ảnh: Đ.L


Vòng tự luận diễn ra  trong 30 phút với 5 chủ đề được gợi ý bao gồm: luân hồi, nhân quả, nghiệp báo, Tứ diệu đế và Bát chánh đạo).

Trao đổi với PV Giác Ngộ, ĐĐ.Thích Quảng Lực, Tổng giám thị Hội thi cho biết toàn thành phố có 4 quận/huyện không đăng ký cho thí sinh dự thi (bao gồm quận 4, 7, 9 và huyện Cần Giờ). Ban Đại diện quận/huyện đã báo số lượng về trước nên việc sắp xếp số báo danh cũng như chỗ ngồi không gặp khó khăn, có những trường hợp trùng tên nhưng cũng đã được khắc phục và sắp xếp cho vào phòng thi.

DSC_0062.JPG

Giám thị Hội thi hướng dẫn thí sinh - Ảnh: H.Diệu

Thầy còn chia sẻ thêm: “Tuy vất vả (cả đêm hôm qua không ngủ) nhưng được đóng góp công sức cho Giáo hội và phục vụ chúng sanh thì tất cả thành viên Ban Tổ chức vô cùng hoan hỷ. Trong đợt thi lần này Q.6 có nhiều thí sinh nhất (340) và Q.Thủ Đức ít nhất, có 17 thí sinh”.

Chúng tôi đi thi...

Có mặt tại trường thi từ rất sớm, Phật tử Nguyễn Vĩnh Miêng, pháp danh Minh Lý, 55 tuổi cùng bà xã là Lê Thị Tám, pháp danh Diệu Tâm, 53 tuổi ở chùa Tuyền Lâm (Q.6) đều tham gia hội thi với tinh thần phấn khởi và an lạc. Theo lời Phật tử Minh Lý, hội thi sẽ đem đến cho gia đình anh nhiều điều bổ ích, ôn lại các kiến thức căn bản về Phật pháp đã học từ nhiều năm qua.

DSCF2168.JPG
Hai vợ chồng Phật tử Minh Lý cùng đi thi - Ảnh: Hoa Hương

“Tôi đã đến với Phật trên 20 năm qua và đây là lần đầu tiên mà gia đình đi thi chung; đó là một niềm vui lớn và hơn hết đã có nhiều cơ hội nắm lại giáo lý cơ bản, hiểu sâu về Phật pháp thông qua hình thức thi trắc nghiệm và thi luận.

Cả gia đình tôi, gồm 3 thành viên đều là Phật tử đã quy y Tam bảo và ăn chay trường. Cuộc thi là một thuận lợi để gia đình tôi và các Phật tử khác hiểu đạo sâu sắc hơn. Hy vọng, hội thi sẽ đem đến nhiều kiến thức về Phật học và được giao lưu học hỏi nhiều điều thú vị, bổ ích đồng thời mở rộng giao lưu với bạn bè nhiều quận trong thành phố”.

"Với tinh thần Duy tuệ thị nghiệp, Phật giáo TP.HCM đã tổ chức Hội thi Giáo lý cấp quận/huyện đến cấp thành. Và cũng với tinh thần đó, quý Phật tử đã có mặt trong Hội thi ngày hôm nay" - HT.Thích Minh Chơn, Trưởng BTC Hội thi phát biểu tại lễ khai mạc Hội thi.

Còn Phật tử Nguyễn Thị Sứ, pháp danh Giác Hoa, tu viện Linh Thứu, năm nay 70 tuổi (quận Củ Chi) cho biết: “Tôi cũng gặp những trở ngại do tuổi cao, nên trước khi đến với hội thi tôi phải ôn lại nhiều lần và tự viết đi viết lại viết lại nội dung các chủ đề bài luận mà hội thi nêu ra như luân hồi, nhân quả, nghiệp báo, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo.

Mặt khác,việc đi lại đến chùa để học Phật cũng khó khăn nhưng vì tôi muốn tìm sự an lạc trong tâm hồn. Bản thân tôi muốn hiểu về Phật pháp và nương theo những lời dạy của Đức Phật để hành trì trong cuộc sống cho đúng.

DSCF2172.JPG

Phật tử Giác Hoa - Nguyễn Thị Sứ đi thi - Ảnh: H.Hương

Đối với Phật tử vùng xa, vùng sâu như tôi thì rất vui mừng khi có hội thi này. Mong rằng, tất cả các Phật tử lớn tuổi như chúng tôi vẫn không ngại khó hãy ráng học, ráng tu.Và hãy tự trau dồi kiến thức, học ở thầy, ở bạn tu và sách báo, băng từ.

Hội thi sẽ là cơ hội thể hiện mong muốn học hỏi và có thêm kiến thức cho tôi và giúp tôi tự khẳng định mình. Tôi mong muốn Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM sẽ tổ chức nhiều cuộc thi nhiều hơn trong năm để nhiều Phật tử có thêm cơ hội, ôn lại những điều hay đã học và chuyển những hiểu biết đến cho mọi người sống an hòa, hạnh phúc".

Cũng là một thí sinh lớn tuổi đi thi, Phật tử Lê Thị Diệu Thảo, (pháp danh Quảng Thuận, chùa Bát Nhã, quận Bình Thạnh, 76 tuổi) cho biết: "Tôi cũng lớn tuổi rồi, nên đến với hội thi không phải cầu điểm, cầu danh mà chủ yếu là trải nghiệm Phật pháp. Ngoài sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Nhựt thì tôi tự học là chính. Nói chung, ở chùa Bát Nhã, mỗi cuối tuần đều có mở lớp giảng về giáo lý Phật pháp lâu rồi, tôi thường xuyên đi và nghe các thầy thuyết pháp.

DSCF2181.JPG

Phật tử Diệu Thảo - Ảnh: H.Hương

Vì vậy, về kiến thức cơ bản tôi đã trang bị từ lâu chớ không phải đến hội thi mới chuẩn bị. Tuy nhiên, trước khi đến hội thi giáo lý Phật tử thì chùa có tổ chức ôn lại hàng tuần cả tháng nay về nhiều nội dung: 200 câu hỏi trắc nghiệm mà Ban tổ chức đưa ra, sơ cấp Phật học và Phật pháp căn bản.

Tôi mong ước các thí sinh thi nên dựa vào khả năng chính mình để kiểm tra lại kiến thức của mình như thế nào. Vì vậy, bản thân tôi sẽ thi nghiêm túc và không chú trọng vào số điểm".

Bên lề Hội thi

  • Thí sinh nhỏ tuổi - Cao Hoàng Bảo Lâm, 10 tuổi, chùa Vạn Thọ, Q.1, TP.HCM

DSC05705.JPG

Cao Hoàng Bảo Lâm - Ảnh: Thanh Minh

Là Phật tử của chùa một năm trước, lần đầu tiên tham gia cuộc thi. Tài liệu ôn thi được các thầy trong chùa cung cấp. Em tự ôn thi được 2 tuần, học vất vả, cật lực. Trước khi vào phòng thi, em có cảm giác hơi run xen lẫn tự tin. Em tham gia cuộc thi với mong muốn học hỏi giáo lý.

  •  Thí sinh đến từ vùng sâu vùng xa - cô Vương Kim Linh, 44 tuổi đến từ chùa Pháp Đạt, H.Hóc Môn, TP.HCM
DSC05683.JPG

Cô Kim Linh chia sẻ với PV Giác Ngộ (trái) - Ảnh: Thanh Minh

Cô dậy từ 5g sáng để tự đi đến điểm thi. Lần đầu tiên tham gia cuộc thi, cô chuẩn bị rất chu đáo từ 2 đến 3 tuần trước. Trước đó cô có lên chùa Giác Nguyên ở Hóc Môn để ôn thi. Tài liệu do nhà chùa cung cấp và cô tự tìm kiếm thông qua sách vở. Cũng như rất nhiều thí sinh khác, tâm trạng cô rất hồi hộp, lo lắng nhưng để học hỏi kiến thức và vui là chính.

  • Thí sinh là người nước ngoài - cô Susan, pháp danh Nguyên Hạnh, 47 tuổi đến từ Australia, hiện là Phật tử chùa Diệu Giác, Q.2, TP.HCM

DSC05696.JPG

Ảnh: Cẩm Kim

Cô qua Việt Nam đã được một năm, học giáo lý ở chùa Diệu Giác được 6 tháng. Lần đầu tiên tham gia cuộc thi, cô ôn bài rất kỹ. Tâm trạng trước khi bước vào cuộc thi: hồi hộp và rất vui. Cô tham gia cuộc thi với mong muốn học hỏi giáo lý Đức Phật, văn hóa Phật giáo Việt Nam và mong muốn lớn nhất của cô là trở thành tu sĩ.

Ban Giám khảo đã có cuộc họp ngắn, thống nhất các tiêu chí chấm thi. Hội đồng Ban Giám khảo gồm 41 vị do HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN làm Chánh chủ khảo; HT.Thích Minh Chơn, Trưởng ban Tổ chức, Phó Chánh chủ khảo.

Được biết quý thầy, quý sư cô trong Ban Giám khảo sẽ làm việc luôn trưa để có kết quả sớm và chính xác nhất cho thí sinh.

Sau đây là hình ảnh Ban Giám khảo chấm thi tại chùa Phổ Quang:

DSC_0002.JPG

DSC_0006.JPG

Ảnh: S.Nghệ

DSC_0003.JPG

DSC_0009.JPG

Cân nhắc và công tâm - Ảnh: H.Diệu

DSC_0126.JPG

Ban Giám khảo trao đổi chấm bài - Ảnh: H.D

DSC_0127.JPG

DSC_0124.JPG

Ảnh: H.Diệu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày