6g sáng mai 15-4 ÂL: Truyền hình trực tiếp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Việt Nam Quốc Tự

Thông tin về việc truyền hình trực tiếp Đại lễ Kính mừng Phật đản Phật lịch 2566 tại TP.HCM
Thông tin về việc truyền hình trực tiếp Đại lễ Kính mừng Phật đản Phật lịch 2566 tại TP.HCM
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thông tin từ Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại TP.HCM, Đại lễ chính thức Kính mừng Phật đản Phật lịch 2566 (2022) tại Việt Nam Quốc Tự sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 6g00 ngày rằm tháng Tư - Nhâm Dần (15-5-2022).

Theo đó, Đại lễ do Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự, với sự tham dự của Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, chư tôn Trưởng lão Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM và đông đảo Phật tử tham dự.

Tham dự, theo thông tin từ Ban Tổ chức, còn có đại diện lãnh đạo Trung ương, TP.HCM, đại diện các ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn.

Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM, đơn vị được Ban Tổ chức giao phụ trách cho biết Đại lễ sẽ được truyền hình trực tiếp qua Giác Ngộ Online, các nền tảng số của Báo Giác Ngộ, Cổng thông tin điện tử của Phật giáo TP.HCM (pgtphcm.vn)…

Đây là sự kiện lễ nghi tôn giáo tập trung đông người nhất sau 2 năm tạm dừng để phòng, chống, kiểm soát đại dịch Covid-19 ở nước ta.

Bên cạnh đó, chương trình thuyết giảng từ mùng 8 đến rằm tháng Tư vào 19g mỗi tối do Ban Hoằng pháp phối hợp với Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM vẫn tiếp tục tại Việt Nam Quốc Tự, được truyền hình trực tiếp trên Giác Ngộ Online và các nền tảng số của Báo Giác Ngộ, kênh Hoằng pháp của Ban Hoằng pháp...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày