[Ảnh] Các sư chùa Rô cùng người dân đội mưa cấy lúa mừng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer
Cấy lúa mừng lễ Sene Dolta là một hình thức sinh hoạt văn hóa nông nghiệp truyền thống, mang tính cộng đồng rất cao
Quảng cáo
Chia sẻ
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Chiều 24-9, mặc dù cơn mưa khá nặng hạt, thế nhưng các sư chùa Rô cùng người dân vẫn hăng say tham gia hội cấy mạ nhân dịp mừng lễ Sene Dolta năm 2023 của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.
Thửa ruộng rộng hơn 2.000m2 phía sau khuôn viên chùa Rô được các sư và người dân chung tay cấy mạ, chăm sóc chờ ngày thu hoạch
Các sư chùa Rô cùng người dân đã xuống đồng tham gia hội cấy mạ mừng lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà)
Lễ hội Sene Dolta của người Khmer Nam bộ có mối quan hệ mật thiết với chu kỳ của nghề trồng lúa nước một vụ trong năm. Bắt đầu khoảng tháng 4 ÂL là gieo hạt, đến tháng 8 ÂL sẽ cấy mạ, tháng 10 ÂL thì gặt lúa về nhà
Được biết, loại giống được gieo thành mạ là loại giống đặc trưng của người đồng bào Khmer, thời gian cho mỗi mùa vụ từ 4-5 tháng
Sư cả chùa Rô Chau Sóc Khonl cũng xuống đồng để tham gia hội cấy mạ. "Ngoài việc cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu, hội cấy mạ còn là dịp để người dân và các Sư chùa thêm gắn kết với nhau. Đây cũng là nét truyền thống lâu đời của người Khmer", Sư Chau Sóc Khonl nói
Thông thường, tháng 8 ÂL rơi vào mùa mưa, người nông dân phải cầu mong mưa thuận gió hòa, cây lúa tốt tươi để mang đến vụ mùa bội thu cho họ
Một số người dân cũng đội mưa để tham gia hội cấy mạ. Bà Nèng Tút (53 tuổi) chia sẻ: "Năm nào chúng tôi cũng đến chùa Rô để tham gia hội cấy mạ. Đây cũng là dịp để chúng tôi gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau gắn kết hơn"
Theo thời gian, hội cấy mạ mừng Sene Dolta không chỉ là hoạt động mang giá trị văn hóa, phong tục độc đáo riêng của đồng bào dân tộc Khmer, mà còn là niềm vui chung của tất cả người dân sinh sống trên địa bàn
Bà Nèng Doanh (77 tuổi) phấn khởi khi tham gia hội cấy mạ chùa Rô năm 2023. Bà cho biết, từ lúc còn trẻ, bà đã tham gia hội cấy mạ mừng lễ Sene Dolta. "Tôi không nhớ rõ mình đã tham gia hội cấy mạ được bao nhiêu năm nhưng tôi sẽ tham gia cho đến khi già không còn sức nữa bởi đây là một nét truyền thống của người Khmer chúng tôi", bà Nèng Doanh chia sẻ
Một số trẻ nhỏ tỏ ra khá hào hứng, vui đùa cùng những bó mạ non dưới trời mưa
Trước đó, vào sáng 24-9, Hội đua bò chùa Rô lần thứ IX cũng được diễn ra với sự tham gia của 26 đôi bò ở TX.Tịnh Biên và H.Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây cũng là một trong những hoạt động mừng Sene Dolta
Lễ hội đua bò không đơn thuần là các đôi bò chạy đua với nhau mà nó trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội không chỉ gắn liền với phong tục cầu mong mưa thuận gió hòa, trúng mùa vụ và đời sống thêm sung túc mà còn thể hiện tinh thần hăng say lao động của đồng bào Khmer, làm cho ngày hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng...
GNO - Sau 3 ngày diễn ra Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024, chiều nay, 23-11, Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM đã tổ chức Lễ bế mạc và trao Giấy chứng nhận đến các học viên tham dự tại hội trường Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM).
GNO - Chiều 23-11, Ban Chủ nhiệm Lớp Sơ cấp Phật học Q.3 đã tổ chức buổi họp mặt chư vị Bổn sư của Tăng Ni sinh các khóa, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, tại chùa Phước Hòa (Q.3, TP.HCM).
GNO - Sáng 23-11, tại thiền viện Trúc lâm Đạo Nguyên (xã Nâm N’Jang, H.Đắk Song), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức tưởng niệm lần thứ 716 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.
GNO - Nguồn tin của Báo Giác Ngộ, ngày 14-11, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký Quyết định số 444/QĐ-HĐTS bổ nhiệm Thượng tọa Thích Tĩnh Triệt làm Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp.
GNO - Sáng nay, 23-11, tại Zen House (Q.Tân Bình, TP.HCM), Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới thuộc Viện Nghiên Cứu Phật học VN tổ chức trao giải cuộc thi viết và nghiên cứu Hơi thở trong nhau - nhiệm mầu sự sống.