[Ảnh] Đầu năm hành hương 10 kiểng chùa ở TP.HCM

Chùa Bửu Long (TP.Thủ Đức) - Ảnh: Tuệ Hiền
Chùa Bửu Long (TP.Thủ Đức) - Ảnh: Tuệ Hiền
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong tâm thức của nhiều người dân ở miền Nam, những ngày đầu năm họ sẽ dành thời gian đi cho được 10 kiểng chùa để lễ Phật, cầu nguyện bình an cho bản thân và gia đình, cũng như mọi việc được hanh thông trong năm.

Báo Giác Ngộ xin giới thiệu đến độc giả 10 kiểng chùa trên địa bàn TP.HCM để mọi người cùng tham khảo và lên kế hoạch đưa người thân, gia đình đến tham quan, vãn cảnh, lễ bái, tìm một nơi yên tĩnh cho tâm hồn để bước vào một năm mới.

Tổ đình Hội Sơn (TP.Thủ Đức)

Chùa tọa lạc ở số 1A1, đường Nguyển Xiển, TP.Thủ Đức - TP.HCM hương lộ 33, phường Long Bình, Q.9, TP.HCM trên một ngọn đồi nhỏ cao 15 m so với mặt biển, bên sông Đồng Nai. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa tọa lạc ở số 1A1, đường Nguyển Xiển, TP.Thủ Đức - TP.HCM hương lộ 33, phường Long Bình, Q.9, TP.HCM trên một ngọn đồi nhỏ cao 15 m so với mặt biển, bên sông Đồng Nai. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa do Thiền sư Khánh Long dựng vào thế kỷ XVIII nên còn được gọi là chùa Khánh Long. Sách Gia Định Thành Thông Chí giới thiệu về chùa: “Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó

Chùa do Thiền sư Khánh Long dựng vào thế kỷ XVIII nên còn được gọi là chùa Khánh Long. Sách Gia Định Thành Thông Chí giới thiệu về chùa: “Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó

Tượng Phật trong khuôn viên chùa Hội Sơn
Tượng Phật trong khuôn viên chùa Hội Sơn
Chùa đã trải qua 11 đời trụ trì : Tổ khai sơn Khánh Long, Tổ Đức Hội, Tổ Chân Truyền, Tổ Huệ Tấn, Tổ Đạt Biên, Tổ Như Quới, Tổ Hồng Đạo, Ni sư Thích nữ Như Thanh, Sư cô Thích Nữ Như Tiên, Đại đức Thích Nhật Phát

Chùa đã trải qua 11 đời trụ trì : Tổ khai sơn Khánh Long, Tổ Đức Hội, Tổ Chân Truyền, Tổ Huệ Tấn, Tổ Đạt Biên, Tổ Như Quới, Tổ Hồng Đạo, Ni sư Thích nữ Như Thanh, Sư cô Thích Nữ Như Tiên, Đại đức Thích Nhật Phát

Xuân bên cửa chùa

Xuân bên cửa chùa

Chùa Bửu Long (TP.Thủ Đức)

Chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, TP.Thủ Đức, là ngôi tổ đình thuộc hệ phái Nam tông Kinh được hình thành từ năm 1958 do thiền sư Hộ Tông xây dựng
Chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, TP.Thủ Đức, là ngôi tổ đình thuộc hệ phái Nam tông Kinh được hình thành từ năm 1958 do thiền sư Hộ Tông xây dựng
Tượng Phật nằm trong khuôn viên chùa

Tượng Phật nằm trong khuôn viên chùa

Ngôi chùa có lối kiến trúc đặc thù theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy
Ngôi chùa có lối kiến trúc đặc thù theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy
Một góc nhỏ tại chùa Bửu Long
Một góc nhỏ tại chùa Bửu Long
Hình ảnh một nhà sư đang tưới cây
Hình ảnh một nhà sư đang tưới cây
Ngôi chùa có không gian yên tĩnh, phù hợp cho nhiều người đến đảnh lễ Phật và tìm sự bình yên trong tâm hồn
Ngôi chùa có không gian yên tĩnh, phù hợp cho nhiều người đến đảnh lễ Phật và tìm sự bình yên trong tâm hồn
Vạt nắng chiều tại chùa Bửu Long

Vạt nắng chiều tại chùa Bửu Long

Tu viện Vĩnh Nghiêm (Q.12)

Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM, là cơ sở đào tạo khoa Luật thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM, là cơ sở đào tạo khoa Luật thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Ban đầu, vào năm 1971, Hòa thượng Thích Tâm Giác (1917-1973) mua khoảng 12 héc-ta (120.000m2) tại xã Tân Thới Hiệp, tổng Bình Thạnh Trung, tỉnh Gia Định, để xây dựng tu viện và làm nghĩa trang Vĩnh Nghiêm

Ban đầu, vào năm 1971, Hòa thượng Thích Tâm Giác (1917-1973) mua khoảng 12 héc-ta (120.000m2) tại xã Tân Thới Hiệp, tổng Bình Thạnh Trung, tỉnh Gia Định, để xây dựng tu viện và làm nghĩa trang Vĩnh Nghiêm

Trải qua bao khó khăn, đến năm 2009 tu viện chính thức khởi công xây dựng và hoàn thiện vào năm 2020

Trải qua bao khó khăn, đến năm 2009 tu viện chính thức khởi công xây dựng và hoàn thiện vào năm 2020

Với không gian rộng, nhiều cây xanh, tu viện Vĩnh Nghiêm là nơi mà người dân lựa chọn tham quan, chiêm bái vào những ngày đầu năm

Với không gian rộng, nhiều cây xanh, tu viện Vĩnh Nghiêm là nơi mà người dân lựa chọn tham quan, chiêm bái vào những ngày đầu năm

Tu viện Vĩnh Nghiêm được xem là một ngôi chùa gỗ đúng theo truyền thống châu thổ sông Hồng

Tu viện Vĩnh Nghiêm được xem là một ngôi chùa gỗ đúng theo truyền thống châu thổ sông Hồng

Chùa Pháp Bửu (H.Hóc Môn)

Chùa tọa lạc tại số 1/4 đường Bùi Công Trừng, ấp 3, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn

Chùa tọa lạc tại số 1/4 đường Bùi Công Trừng, ấp 3, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn

Chùa do Hòa thượng Thích An Hòa thành lập vào năm 1971

Chùa do Hòa thượng Thích An Hòa thành lập vào năm 1971

Đàn tràng Dược Sư được thiết trí bên trong khuôn viên chánh điện, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân

Đàn tràng Dược Sư được thiết trí bên trong khuôn viên chánh điện, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân

Đây là một trong những ngôi chùa thu hút người dân đến cầu nguyện
Đây là một trong những ngôi chùa thu hút người dân đến cầu nguyện
Phật tử tham dự tụng kinh Dược sư tại chùa Pháp Bửu
Phật tử tham dự tụng kinh Dược sư tại chùa Pháp Bửu

Tịnh xá Ngọc Chánh (Q.Bình Thạnh)

Tịnh xá Ngọc Chánh tọa lạc tại số 38/61 Nguyễn Thiện Thuật, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Đây là ngôi tịnh xá đầu tiên của hệ phái Khất sĩ được kiến tạo trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định, do chính Tổ sư Minh Đăng Quang chứng minh thành lập

Tịnh xá Ngọc Chánh tọa lạc tại số 38/61 Nguyễn Thiện Thuật, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Đây là ngôi tịnh xá đầu tiên của hệ phái Khất sĩ được kiến tạo trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định, do chính Tổ sư Minh Đăng Quang chứng minh thành lập

Trải qua bao thăng trầm, cố Hòa thượng trụ trì Giác Trang đã tiến hành trùng tu, sửa chữa vào năm 1988 với lối kiến trúc đặc trưng của hệ phái Khất sĩ

Trải qua bao thăng trầm, cố Hòa thượng trụ trì Giác Trang đã tiến hành trùng tu, sửa chữa vào năm 1988 với lối kiến trúc đặc trưng của hệ phái Khất sĩ

Góc nhỏ trang trí đón Tết tại tịnh xá Ngọc Chánh

Góc nhỏ trang trí đón Tết tại tịnh xá Ngọc Chánh

Hình ảnh một chú tiểu nhỏ đang công quả trong tịnh xá

Hình ảnh một chú tiểu nhỏ đang công quả trong tịnh xá

Chùa Phước Hải (Q.10)

Chùa Phước Hải tọa lạc tại số165/17 đường 3 tháng 2, P.11, Q.10, TP.HCM
Chùa Phước Hải tọa lạc tại số165/17 đường 3 tháng 2, P.11, Q.10, TP.HCM
Năm 1951, chùa Phước Hải chỉ là một thảo am với diện tích khoảng 600m² do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Hòa Thượng Thích Mật Trì dưng lên tại đường Trần Quốc Toản thuộc Khu Hòa Hưng Q.3 để làm trụ xứ của chư Tăng miền Trung vào Sài Gòn theo học các lớp văn hóa

Năm 1951, chùa Phước Hải chỉ là một thảo am với diện tích khoảng 600m² do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Hòa Thượng Thích Mật Trì dưng lên tại đường Trần Quốc Toản thuộc Khu Hòa Hưng Q.3 để làm trụ xứ của chư Tăng miền Trung vào Sài Gòn theo học các lớp văn hóa

Năm 1956, ngôi thảo am này được nhường lại cho Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Hòa thượng Thích Đô Lương (từ miền Bắc di cư vào). Khi trụ sở Giáo hội Tăng-già Bắc Việt được thành lập tại chùa Giác Minh đường Phan Thanh Giản, chùa Phước Hải được giao lại cho chư Ni miền Bắc
Năm 1956, ngôi thảo am này được nhường lại cho Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Hòa thượng Thích Đô Lương (từ miền Bắc di cư vào). Khi trụ sở Giáo hội Tăng-già Bắc Việt được thành lập tại chùa Giác Minh đường Phan Thanh Giản, chùa Phước Hải được giao lại cho chư Ni miền Bắc
Năm 1960, một số Ni sư vào học tại Ni trường Dược Sư, một số sang chùa Phước Hòa. Từ đấy, chùa Phước Hải được giao cho Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện trông nom cho đến ngày nay
Năm 1960, một số Ni sư vào học tại Ni trường Dược Sư, một số sang chùa Phước Hòa. Từ đấy, chùa Phước Hải được giao cho Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện trông nom cho đến ngày nay
Khóa lễ tụng kinh Dược Sư tại chùa Phước Hải
Khóa lễ tụng kinh Dược Sư tại chùa Phước Hải
Sau năm 1998, Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện tập trung tâm lực và tài lực vào việc trùng tu chùa Phước Hải thành trú xứ tu học cho chư Ni, lần lượt xây dựng chánh điện, Tổ đường, thư viện, Ni phòng, gác chuông, đoàn quán Gia đình Phật tử Giác Hạnh
Sau năm 1998, Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện tập trung tâm lực và tài lực vào việc trùng tu chùa Phước Hải thành trú xứ tu học cho chư Ni, lần lượt xây dựng chánh điện, Tổ đường, thư viện, Ni phòng, gác chuông, đoàn quán Gia đình Phật tử Giác Hạnh

Chùa Pháp Vân (Q.Bình Thạnh)

Chùa Pháp Vân tọa lạc tại địa chỉ 244 Nguyễn Văn Đậu, P.11, Q.Bình Thạnh

Chùa Pháp Vân tọa lạc tại địa chỉ 244 Nguyễn Văn Đậu, P.11, Q.Bình Thạnh

Chùa được thành lập năm 1964 do Hòa thượng Thích Huyền Thâm sáng lập
Chùa được thành lập năm 1964 do Hòa thượng Thích Huyền Thâm sáng lập
Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Phước Hiền

Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Phước Hiền

Xuân yêu thương
Xuân yêu thương
Chư Tăng chùa cũng thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện đến với người dân khó khăn
Chư Tăng chùa cũng thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện đến với người dân khó khăn

Chùa Bảo Long (Q.Gò Vấp)

Chùa Bảo Long tọa lạc tại địa chỉ 26/12 Phạm Văn Đồng, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Chùa Bảo Long tọa lạc tại địa chỉ 26/12 Phạm Văn Đồng, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Chùa do Phật tử Nguyễn Thị Mẹo phát tâm, hình thành từ năm 1822

Chùa do Phật tử Nguyễn Thị Mẹo phát tâm, hình thành từ năm 1822

Trụ trì hiện tại của chùa là Đại đức Thích Thiện Chí được bổ nhiệm năm 2020
Trụ trì hiện tại của chùa là Đại đức Thích Thiện Chí được bổ nhiệm năm 2020
Chùa trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, lần trùng tu gần nhất năm 2012
Chùa trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, lần trùng tu gần nhất năm 2012
Hằng năm, chùa đều tổ chức trung thu và tặng quà từ thiện đến bà con địa phương và tổ chức từ thiện tại một số tỉnh thành trong cả nước

Hằng năm, chùa đều tổ chức trung thu và tặng quà từ thiện đến bà con địa phương và tổ chức từ thiện tại một số tỉnh thành trong cả nước

Chùa Vạn Phật (Q.5)

Chùa Vạn Phật là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo người Hoa tại TP.HCM. Chùa tọa lạc tại số 66/14 đường Nghĩa Thục, P. 5, Q.5

Chùa Vạn Phật là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo người Hoa tại TP.HCM. Chùa tọa lạc tại số 66/14 đường Nghĩa Thục, P. 5, Q.5

Chùa Vạn Phật do Hòa thượng Thích Diệu Hoa và Hòa thượng Tăng Đức Bổn thành lập vào năm 1959 làm nơi tu học, lễ bái cho Tăng Ni và Phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận

Chùa Vạn Phật do Hòa thượng Thích Diệu Hoa và Hòa thượng Tăng Đức Bổn thành lập vào năm 1959 làm nơi tu học, lễ bái cho Tăng Ni và Phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận

Vị trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Truyền Cường, người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã tổ chức một đợt đại trùng tu ngôi chùa kéo dài 10 năm, từ năm 1998 đến ngày 9-6-2008 mới làm lễ lạc thành

Vị trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Truyền Cường, người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã tổ chức một đợt đại trùng tu ngôi chùa kéo dài 10 năm, từ năm 1998 đến ngày 9-6-2008 mới làm lễ lạc thành

Đài sen bằng đồng dưới chân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Đài sen bằng đồng dưới chân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Chùa có diện tích khoảng 600 m2, xây dựng quy mô 5 tầng, gồm 3 tầng lầu, 1 tầng trệt và 1 sân thượng

Chùa có diện tích khoảng 600 m2, xây dựng quy mô 5 tầng, gồm 3 tầng lầu, 1 tầng trệt và 1 sân thượng

Người dân, đặc biệt nhiều bạn trẻ đến chùa lễ Phật trong ngày lễ, rằm tháng Giêng

Người dân, đặc biệt nhiều bạn trẻ đến chùa lễ Phật trong ngày lễ, rằm tháng Giêng

Chiếc máy xin xăm độc đáo tại chùa Vạn Phật thu hút người dân, Phật tử đến xin xăm trong tháng Giêng - những ngày đầu xuân năm mới
Chiếc máy xin xăm độc đáo tại chùa Vạn Phật thu hút người dân, Phật tử đến xin xăm trong tháng Giêng - những ngày đầu xuân năm mới

Chùa Đại Bi (Q.6)

Chùa Đại bi tọa lạc tại số 101/5, đường Phạm Đình Hổ, P.6, Q.6

Chùa Đại bi tọa lạc tại số 101/5, đường Phạm Đình Hổ, P.6, Q.6

Đại đức Thích Thông Như, trụ trì chùa Đại Bi cho biết, năm 1958 cơ sở tự viện Đại Bi được thành lập bởi Ni sư Thích Duy Tông, lúc đầu chỉ là tịnh xá. Năm 2012, Đại đức Thông Như được bổ nhiệm về đây, bắt đầu dựng xây, tu sửa và tịnh xá đã được đổi tên thành chùa

Đại đức Thích Thông Như, trụ trì chùa Đại Bi cho biết, năm 1958 cơ sở tự viện Đại Bi được thành lập bởi Ni sư Thích Duy Tông, lúc đầu chỉ là tịnh xá. Năm 2012, Đại đức Thông Như được bổ nhiệm về đây, bắt đầu dựng xây, tu sửa và tịnh xá đã được đổi tên thành chùa

Phật tử bày tỏ niềm hoan hỷ khi nhìn thấy diện mạo ngôi chùa Đại Bi hôm nay. 12 năm trước, tự viện này xuống cấp, nước ngập sâu và ngôi chánh điện chỉ có duy nhất một tượng Phật

Phật tử bày tỏ niềm hoan hỷ khi nhìn thấy diện mạo ngôi chùa Đại Bi hôm nay. 12 năm trước, tự viện này xuống cấp, nước ngập sâu và ngôi chánh điện chỉ có duy nhất một tượng Phật

Chánh điện chùa Đại Bi được thiết trí trang nghiêm, ấm áp trong những ngày Xuân Giáp Thìn 2024. Đại đức trụ trì chùa Đại bi cho biết, tất cả đều là lòng thành của quý Phật tử gần xa

Chánh điện chùa Đại Bi được thiết trí trang nghiêm, ấm áp trong những ngày Xuân Giáp Thìn 2024. Đại đức trụ trì chùa Đại bi cho biết, tất cả đều là lòng thành của quý Phật tử gần xa

Những ngày Tết, Phật tử tề tựu về chùa lễ Phật và hoan hỷ khi lưu niệm cùng các Thầy

Những ngày Tết, Phật tử tề tựu về chùa lễ Phật và hoan hỷ khi lưu niệm cùng các Thầy

Ngày Xuân hoan hỷ nơi cửa thiền chùa Đại Bi (Q.6, TP.HCM)

Ngày Xuân hoan hỷ nơi cửa thiền chùa Đại Bi (Q.6, TP.HCM)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khái quát về Mandala

Khái quát về Mandala

GNO - Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Thông tin hàng ngày