[ẢNH] Một ngày ở bếp chùa phục vụ gần 10.000 suất ăn cho lực lượng tuyến đầu chống dịch

Bên trong tam quan khép yên tĩnh của ngôi chùa là cảnh hối hả của công việc các khâu sơ chế, phân phối gần 10.000 suất ăn mỗi ngày cho tuyến đầu, đặc biệt phục vụ các bệnh viện điều trị Covid-19
Bên trong tam quan khép yên tĩnh của ngôi chùa là cảnh hối hả của công việc các khâu sơ chế, phân phối gần 10.000 suất ăn mỗi ngày cho tuyến đầu, đặc biệt phục vụ các bệnh viện điều trị Covid-19
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Được tổ chức bởi Ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM, trong suốt gần 2 tháng qua, bếp ăn thiện nguyện chùa Vĩnh Nghiêm đảm bảo cung ứng suất ăn mỗi ngày hỗ trợ tuyến đầu chống dịch.

Ngày 14-7, bếp ăn thiện nguyện chùa Vĩnh Nghiêm bắt đầu đi vào hoạt động. Được thực hiện bởi Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, phối hợp cùng chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) và nhóm từ thiện Chia sẻ - Sharing, nhóm thiện nguyện Mãn Tự, mỗi ngày, bếp ăn thiện nguyện chùa Vĩnh Nghiêm nấu khoảng 10.000 suất ăn hỗ trợ lực lượng y tế tại các bệnh viện điều trị Covid-19, lực lượng tuyến đầu và bệnh nhân, bà con đang cách ly y tế.

Công việc hàng ngày bên trong chùa hơn hai tháng qua

Công việc hàng ngày bên trong chùa hơn hai tháng qua

“Theo chỉ dạy của Trưởng lão Hòa thượng Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP cũng như xuất phát từ tình hình thực tế, ngay từ những ngày đầu khi đại dịch tái bùng phát tại thành phố, Ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM đã nhanh chóng thiết lập bếp ăn dã chiến nhằm hỗ trợ một cách thiết thực nhất cho công tác phòng chống dịch của thành phố.”, Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết.

Số lượng được lên một cách cụ thể và được điều chỉnh, bổ sung hàng ngày

Số lượng được lên một cách cụ thể và được điều chỉnh, bổ sung hàng ngày

Hàng ngày, các công việc chính tại bếp ăn thiện nguyện chùa Vĩnh Nghiêm được thực hiện bởi chư Tăng gồm 90 vị và gần 150 Phật tử, tình nguyện viên. Phật tử, tình nguyện viên tham gia phục vụ bếp ăn được bố trí nơi ăn ngủ tại chỗ và được kiểm tra sức khỏe, test nhanh định kỳ. Nhân sự được phân công cụ thể theo từng khâu cắt gọt, nấu nướng, đóng hộp,… nhằm đảm bảo bếp ăn được hoạt động liên tục.

Tất cả Tăng chúng đều tham gia, cùng với một số Phật tử hỗ trợ

Tất cả Tăng chúng đều tham gia, cùng với một số Phật tử hỗ trợ

Dựa trên số lượng nguyên liệu, rau củ tiếp nhận hàng ngày, người phụ trách chính của các khâu sẽ tính toán phân phối thực đơn phù hợp. Bếp ăn sử dụng khoảng 1,2 tấn gạo mỗi ngày.

Riêng đội xe với khoảng 15 người giao nhận suất ăn được chia theo hai khung giờ cố định trong ngày. Buổi sáng, các suất ăn sẽ được chuyển lên xe từ 9g30 đến 11g. Các xe giao cơm đến các điểm tiếp nhận, bệnh viện điều trị Covid-19 ở xa sẽ được ưu tiên nhận trước. Buổi chiều, việc giao cơm bắt đầu từ 15g30 đến 15g45 và hoàn tất vào 17g. Riêng với các bệnh viện dã chiến, khu điều trị Covid-19, việc giao nhận phải đảm bảo các suất ăn đến đúng giờ nghỉ của y bác sĩ cũng như giờ ăn của bệnh nhân.

Mỗi người một việc, liên tục và đều đặn, nhịp nhàng trong nhiều tháng qua

Mỗi người một việc, liên tục và đều đặn, nhịp nhàng trong nhiều tháng qua

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày