Bạc Liêu - miền đất hấp dẫn nhiều du khách

Bạc Liêu là tỉnh nằm ở phần cuối của đồng bằng song Cửu Long, cách TP HCM 280km. Cư dân ở Bạc Liêu chủ yếu là người dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, vì vậy đặc tính văn hóa ở đây mang nhiều sắc màu. Bạc Liêu còn là nơi có nhiều danh thắng, nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Bạc Liêu có 27 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia, nhiều danh thắng rất hấp dẫn du khách. Bạc Liêu có nhiều sân chim tự nhiên, nhiều khu vườn sinh thái nổi tiếng. Các vườn chim ở đây phải kể đến các vườn chim nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai, Phước Long. Sân chim Bạc Liêu chỉ cách trung tâm thị xã 4km. Sân chim có diện tích khoảng 160ha với khoảng 60.000 con trong đó có nhiều loài quý hiếm như điên điển, quắm trắng, quắm đen, còng cọc… Vườn nhãn Bạc Liêu nằm cách trung tâm thị xã khoảng 6km. Đến thăm vườn nhãn du khách cảm thấy thư thái, nhẹ nhõm bởi hương thơm quyến rũ từ những chùm trái chín trĩu cành, lan tỏa khắp khu vườn.

Nhà “Công tử Bạc Liêu” tọa lạc trên một khuôn viên diện tích gần 2ha tại đường Điện Biên Phủ - thị xã Bạc Liêu. Công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc phương Tây. Hiện nay kiến trúc của ngôi nhà vẫn giữ được nguyên vẹn và trở thành cơ sở để đón khách tham quan, du lịch.

Đến với Bạc Liêu là đến thăm các di tích lịch sử và chùa chiền. Chùa ở Bạc Liêu chủ yếu là chùa Khmer. Nổi bật hơn cả là chùa Xiêm Cán. Kiến trúc của chùa có những đường nét mềm mại, uyển chuyển, đượm sắc màu của văn hóa Khmer. Chùa đã được xây dựng được hơn 100 năm, trên một khuôn viên rộng, thoáng đãng. Tượng phật được làm bằng gỗ, cao khoảng  12m. Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất mang dáng dấp nghệ thuật kiến trúc thời Ăng Ko của người Khmer còn được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long. Kiến trúc tháp còn phản ánh rõ nét về nền văn hóa Óc Eo của vương quốc cổ Phù Nam. Tháp đã được xếp hạng quốc gia về “di tích kiến trúc nghệ thuật”. Hiện nay, Trong tháp còn lưu giữ: một bàn tay tượng thần bằng đồng; một phần thân dưới của tượng nữ thần; tượng nữ thần bằng đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng; đầu tượng Phật bằng đồng... và một số vật thờ khác.

Quán Âm Phật Đài, một điểm du lịch mang màu sắc văn hóa Phật giáo tọa lạc trên bờ biển Bạc Liêu, lâu nay đã trở thành một trong những nơi có sức hút khách du lịch lớn nhất Bạc Liêu. Tượng Phật cao 11m (chưa kể phần đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông thuộc phường Nhà Mát thị xã Bạc Liêu, mặt xoay ra biển. Cảnh quan nơi đây rất hùng vĩ và trang nghiêm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho ngư dân ở đây, nhất là với những ngư dân đánh bắt xa bờ. Tượng Bồ tát còn là “ngọn hải đăng” cho những người đi biển.

Bên cạnh đó, các lễ hội ở Bạc Liêu khá phong phú và mang nhiều sắc màu của cư dân địa phương, cộng đồng dân cư đang sinh sống ở Bạc Liêu.

Ngoài ra, Bạc Liêu còn có nhiều làng nghề truyền thống. Nổi tiếng nhất là nghề chạm khắc trong việc xây dựng chùa chiền của người Khmer.

Với những tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Bạc Liêu đang là một điểm đến hấp dẫn du khách.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Đức Pháp chủ GHPGVN giáo giới cho Tăng Ni tại TP.HCM trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569

[Video] Đức Pháp chủ GHPGVN giáo giới cho Tăng Ni tại TP.HCM trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569

GNO - Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, đã quang lâm Hội trường Việt Nam Quốc Tự và giáo giới đến toàn thể chư Tăng Ni theo sự thỉnh cầu của Hòa thượng Thích Lệ Trang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đầu mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 (2025).
Chư Tăng cử hành khóa lễ tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Khóa lễ cử ba hồi chuông trống Bát-nhã trong ngày đầu vận hành Giáo hội hai cấp tại Việt Nam Quốc Tự

GNO - Sáng nay, 1-7, ngày đầu tiên GHPGVN vận hành theo mô hình hành chính Giáo hội hai cấp, tại Trụ sở Ban Trị sự - Việt Nam Quốc Tự diễn ra trang nghiêm khóa lễ dâng hương Tam bảo, cử ba hồi chuông trống Bát-nhã cầu nguyện quốc thái dân an, hưởng ứng lời kêu gọi theo Văn bản số 284/HĐTS-VP1 của Hội đồng Trị sự.
Hòa thượng Thích Huệ Pháp trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Như Thành đến Đại đức Thích Hạnh Hoằng

Trà Vinh: Chùa Như Thành có tân trụ trì

GNO - Ngày 29-6, nhân Lễ tưởng niệm tuần chung thất cố Thượng tọa Thích Tâm Hiền, Ban Trị sự GHPGVN H.Châu Thành đã công bố quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Hạnh Hoằng làm trụ trì chùa Như Thành (ấp Lò Ngò, xã Song Lộc, H.Châu Thành, tỉnh Trà Vinh).

Thông tin hàng ngày