Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung ra bộ sách “Hiểu và Thương”

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung (sinh năm 1980) đang công tác tại một bệnh viện ở TP.HCM, là tác giả của các tựa sách được nhiều bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt. Khởi đầu là tác phẩm Vô thường (2016), với những câu chuyện đời thường nhưng phảng phất tinh thần Phật giáo sâu sắc.

Sau gần 10 năm cầm bút, tác giả ra mắt bộ sách Hiểu và Thương (Nxb Dân Trí) - đánh dấu chặng đường của một “cây bút lang thang giữa đời thường”.

Tác phẩm Tổ chim sẻ nâu

Tác phẩm Tổ chim sẻ nâu

Hậu Covid-19, thế giới trở lại với cuộc sống trong tâm trạng rối bời, bị giằng xé giữa cảm giác mất mát và nhịp sống căng thẳng, nên rất cần những khoảng lặng để nghỉ ngơi, cho tâm hồn và cảm xúc cân bằng trở lại. Nhiều người Việt cũng trong dòng tâm trạng ấy.

Bộ Hiểu và Thương ra đời đúng trong bối cảnh đó, như một “liều thuốc” cho người đọc có thể tìm lại sự an nhiên tĩnh tại sau những sóng gió của cuộc sống.

Theo đó, bộ sách gồm 5 tựa sách được tuyển chọn kỹ lưỡng bao gồm: Vô thường, Yên, Sông, Thương là 4 tác phẩm tái bản, cùng tác phẩm mới Tổ chim sẻ nâu - lần đầu tiên ra mắt.

Tổ chim sẻ nâu được ấp ủ trong thời gian giãn cách xã hội, lại là một biến tấu bất ngờ trong văn phong Nguyễn Bảo Trung - cuộc trò chuyện đầy triết lý giữa bác sĩ và chú chim sẻ bên ô cửa sổ, với lời kết không thể đẹp hơn: “Ngày chúng ta tìm ra chính mình, chấp nhận chính mình là ngày chúng ta trở thành vua và sống hạnh phúc trong vương quốc của mình”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày