Ra mắt sách mới về lịch sử Phật giáo Hàn Quốc

Buổi ra mắt sách được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Ấn Độ vào ngày 22-9
Buổi ra mắt sách được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Ấn Độ vào ngày 22-9
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Domyeong Sunim, một tu sĩ Phật giáo Hàn Quốc vừa xuất bản một ấn bản tiếng Anh “Gaya Buddhism: Unlatching the Gate” ở Seoul, với nội dung xoay quanh công cuộc truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ vào Hàn Quốc.

Buổi ra mắt sách được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Ấn Độ vào ngày 22-9 vừa qua nhằm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và văn hóa giữa hai quốc gia. Sự kiện này do Đại sứ quán Ấn Độ và Quỹ Xúc tiến văn hóa Gaya tổ chức cùng với sự tham gia của một số nhà sư, Đại sứ Ấn Độ, một số vị đại diện cho Chính phủ Hàn Quốc và nhiều học giả nổi tiếng khác.

“Tôi hy vọng rằng Ấn Độ và Hàn Quốc có thể góp phần quan trọng trong việc làm cho văn hóa thêm phong phú thông qua việc nghiên cứu và khám phá lịch sử cổ đại đã bị lãng quên”, Hòa thượng Domyeong, trụ trì của Yeoyeojeong-sa, một ngôi chùa ở tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc, cho biết trong sự kiện vừa qua.

Trong cuốn sách này, Hòa thượng Domyeong đã nghiên cứu và trình bày những dẫn chứng và giả thuyết rằng Phật giáo được truyền bá đến Hàn Quốc lần đầu tiên bởi công chúa Suriratna. Theo truyền thuyết, công chúa là người đã từ Ấn Độ đến bán đảo Triều Tiên bằng đường biển vào năm 48 SCN.

Các tài liệu lịch sử cũng trình bày các giả thuyết và lộ trình khác nhau của Phật giáo được truyền bá đến Hàn Quốc, nhưng trong đó, cũng có một số nhà sử học đã tranh cãi về sự tồn tại của công chúa Suriratna do thiếu bằng chứng thuyết phục.

Hòa thượng Domyeong, tác giả quyển sách về lịch sử Phật giáo Hàn Quốc “Gaya Buddhism: Unlatching the Gate”

Hòa thượng Domyeong, tác giả quyển sách về lịch sử Phật giáo Hàn Quốc “Gaya Buddhism: Unlatching the Gate”

Hòa thượng Domyeong cho biết trong sự kiện ra mắt cuốn sách, tác phẩm này không nhằm mục đích phủ nhận các ghi chép hay các công trình lịch sử khác. “Nghiên cứu của tôi chỉ đơn giản là nhấn mạnh khả năng du nhập của Phật giáo Hàn Quốc trực tiếp từ Ấn Độ bằng đường biển”.

Công chúa Suriratna là nhân vật được nhắc đến trong Tam quốc Di sự (Samguk Yusa), biên niên sử của Hàn Quốc vào thế kỷ XIII, trong đó kể lại rằng công chúa đã trở thành vợ của vua Suro thuộc Kim-quan Già-da (Geumgwan Gaya: 42–199) lúc cô 16 tuổi và sau này là hoàng hậu Heo Hwang-ok. Công chúa đến từ một vương quốc xa xôi tên là “Ayodhya”. Và hơn sáu triệu người ở Hàn Quốc ngày nay cũng có dòng dõi với công chúa Suriratna. Một ngôi mộ cổ ở thành phố Gimhae, tỉnh Nam Gyeongsang được cho là của vị công chúa này.

Và chính công chúa và anh trai của cô - một nhà sư tên là Jangya, đã đem Phật giáo đến Hàn Quốc và kiến lập ngôi chùa đá Pasa, gần với lăng mộ của cô.

“Cuốn sách của Domyeong Sunim là một tác phẩm vô giá chứng tỏ mối liên hệ văn minh sâu sắc giữa Ấn Độ và Hàn Quốc cổ đại. Những trao đổi đang được thực hiện này đã tái khẳng định mối quan hệ văn hóa chặt chẽ và mối thân tình giữa người với người cũng như giữa hai nước với nhau”, Đại sứ Kumar nhấn mạnh.

Việc xuất bản và ra mắt cuốn sách được Liên đoàn Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Delhi, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và chính quyền thành phố Gimhae hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày