Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN thăm, khảo sát kiến trúc các chùa tại TP.Thủ Đức

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại chùa Bửu Long
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại chùa Bửu Long
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 24-9, trong khuôn khổ chương trình khảo sát, nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa tiêu biểu tại một số tỉnh Nam Bộ, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã có chuyến thăm và khảo sát kiến trúc Phật giáo tại chùa Bửu Long và Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức).

Đoàn Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN do Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN làm trưởng đoàn. Đi cùng đoàn có chư tôn đức Phó Trưởng ban Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, chư tôn đức Tăng Ni thành viên Ban Văn hóa các tỉnh thành cùng các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc chia sẻ tại buổi gặp mặt

Thượng tọa Thích Thọ Lạc chia sẻ tại buổi gặp mặt

Tiếp đoàn có Hòa thượng Viên Minh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN, viện chủ chùa Bửu Long; chư tôn đức Tăng Ni Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, Ban Văn hoá Phật giáo TP.HCM.

Hòa thượng Viên Minh phát biểu

Hòa thượng Viên Minh phát biểu

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thượng tọa Thích Thọ Lạc cho biết, chuyến đến thăm nhằm khảo sát, nghiên cứu thực tiễn kiến trúc, di sản kiến trúc các ngôi chùa tiêu biểu thuộc các tỉnh thành miền Đông và Tây Nam bộ. Trong chuyến đi này, đoàn khảo sát khoảng hơn 40 ngôi chùa tiểu biểu thuộc các hệ phái: Bắc truyền, Nam truyền, Khất sĩ và Khmer với mục đích đi tới thống nhất, bảo tồn di sản, văn hóa và có định hướng cho các ngôi chùa xây dựng sau này trong kiến trúc Phật giáo mang nét đặc trưng của Việt Nam.

Tham quan, khảo sát các kiến trúc tại chùa Bửu Long

Tham quan, khảo sát các kiến trúc tại chùa Bửu Long

Hòa thượng Thích Viên Minh đã nêu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chùa Bửu Long. Hầu hết kiến trúc tại chùa đều theo truyền thống văn hóa phương Nam, xuất phát từ văn hóa cổ Phù-nam (Suvaṇṇabhūmi) nay là vùng Đông Nam Á, ảnh hưởng trực tiếp từ kiến trúc Ấn Độ. Mặc dù có sự kết hợp trong nhiều truyền thống Phật giáo nhưng chùa Bửu Long vẫn mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của người Việt Nam đặc biệt là Phật giáo Nam tông Kinh.

Hòa thượng Viên Minh giới thiệu nét độc đáo trong kiến trúc tại chùa Bửu Long

Hòa thượng Viên Minh giới thiệu nét độc đáo trong kiến trúc tại chùa Bửu Long

Hòa thượng nhận định chuyến khảo sát mang lại nhiều ý nghĩa trong việc quản lý, bảo tồn di sản, kiến trúc Phật giáo và có lời cảm ơn phái đoàn trong chuyến khảo sát của Ban Văn hóa Trung ương.

Kết thúc buổi gặp mặt, phái đoàn đã tham quan ngôi bảo tháp Gotama, nơi lưu giữ và tôn thờ xá-lợi của Đức Phật Thích Ca và chư Thánh Tăng.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại pháp viện Minh Đăng Quang

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại pháp viện Minh Đăng Quang

Dịp này, đoàn cũng có chuyến thăm pháp viện Minh Đăng Quang. Tại đây, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đón tiếp phái đoàn. Hòa thượng đã giới thiệu về các công trình kiến trúc, lịch sử hình thành pháp viện và dẫn đoàn tham quan thực tế các công trình.

Hòa thượng Thích Giác Toàn nhận ấn phẩm do Ban Văn hoá Trung ương thực hiện

Hòa thượng Thích Giác Toàn nhận ấn phẩm do Ban Văn hoá Trung ương thực hiện

Pháp viện Minh Đăng Quang là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo thuộc Hệ phái Khất sĩ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông giải đáp cho đại biểu về việc thành lập Ban Quản trị tự viện tại Hội nghị Giao ban năm 2024 - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Trưởng ban Pháp chế T.Ư: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày