Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN thăm, khảo sát kiến trúc Việt Nam Quốc Tự

Chụp ảnh lưu niệm tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự
Chụp ảnh lưu niệm tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 23-9, trong khuôn khổ chương trình khảo sát, nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa tiêu biểu tại một số tỉnh Nam Bộ, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đến khảo sát kiến trúc Trung tâm hành chánh, văn hóa, tâm linh Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự.
Hòa thượng Thích Lệ Trang cùng Thượng tọa Thích Thọ Lạc

Hòa thượng Thích Lệ Trang cùng Thượng tọa Thích Thọ Lạc

Đoàn khảo sát do Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN làm trưởng đoàn; tháp tùng còn có chư tôn đức Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương, Ban Văn hóa các tỉnh thành, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư.

Tiếp đoàn có Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự, Văn phòng Ban Trị sự, Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM.

Chương trình do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Viện Bảo tồn Di tích, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hội Kiến trúc sư Việt Nam thực hiện.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc phát biểu tại buổi gặp chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM

Thượng tọa Thích Thọ Lạc phát biểu tại buổi gặp chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM

Thượng tọa Thích Thọ Lạc cho biết chuyến thăm nhằm khảo sát, nghiên cứu thực tiễn kiến trúc, di sản kiến trúc các ngôi chùa tiêu biểu thuộc các tỉnh thành miền Đông, Tây Nam Bộ. Chuyến đi này, đoàn khảo sát 40 ngôi chùa tiêu biểu ở miền Đông, Tây Nam Bộ thuộc hệ phái: Bắc tông, Khất sĩ, Khmer, Nam tông. Qua đó, nâng cao ý thức quản lý, giữ gìn, phát huy văn hóa, bảo tồn di sản, kiến trúc Phật giáo VN.

Thượng tọa cũng cho biết chuyến khảo sát cũng nhằm chuẩn bị Hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng” sắp tới.

Dịp này, Thượng tọa Thích Thọ Lạc cũng bày tỏ mong muốn chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đồng hành với Ban Văn hóa Trung ương để lan tỏa hai đề án đã được GHPGVN phê duyệt là đề án khóa tụng thống nhất và pháp phục thống nhất đến với Tăng Ni, Phật tử.

Hòa thượng Thích Lệ Trang đã nêu khái quát lịch sử hình thành, phát triển của Việt Nam Quốc Tự

Hòa thượng Thích Lệ Trang đã nêu khái quát lịch sử hình thành, phát triển của Việt Nam Quốc Tự

Phát biểu tại buổi gặp, Hòa thượng Thích Lệ Trang đã nêu khái quát sự hình thành và phát triển của Trung tâm Hành chánh văn hóa, tâm linh Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự. Theo đó, Việt Nam Quốc Tự mang tính lịch sử thăng trầm của thời cuộc, dấu ấn cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963; trải qua 3 đời trụ trì đó là cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, cố Hòa thượng Thích Tâm Châu, cố Hòa thượng Thích Từ Nhơn.

Sau khi được Thành ủy, UBND TP.HCM bàn giao 7.201,52 để xây dựng mở rộng Việt Nam Quốc Tự, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM lúc bấy giờ đã trùng tu xây dựng Việt Nam Quốc Tự và bảo tháp trong khuôn viên chùa cao 63 mét,13 tầng để tôn thờ Xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức, với ý nghĩa biểu tượng của pháp nạn năm 1963, cùng 13 tổ chức, hệ phái đấu tranh cho Phật giáo.

Tiếp Ban Văn hóa Trung ương tại Việt Nam Quốc Tự

Tiếp Ban Văn hóa Trung ương tại Việt Nam Quốc Tự

Sau khi khánh thành, Việt Nam Quốc Tự trở thành Trung tâm hành chánh, văn hóa, tâm linh Phật giáo TP.HCM, là trụ sở của Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và khối hành chánh, văn phòng của 12 ban chuyên môn trực thuộc.

Hòa thượng Trưởng ban Trị sự cũng cho biết Việt Nam Quốc Tự được xây dựng mang dấu ấn lịch sử nhiều hơn, tuy vậy biểu hiện từng nét đẹp văn hóa của kiến trúc có tính đột phá với mái đao được chế tác theo dáng dấp chim lạc in trên trống đồng. Trưởng lão Hòa thượng Quyền Pháp chủ GHPGVN muốn tìm lại dấu vết xưa, lưu lại nét đẹp truyền thống của cha ông ở ngôi chùa hiện đại mang dấu ấn lịch sử Phật giáo tại TP.HCM. Đặc biệt, tôn tượng Đức Bổn Sư bằng chất liệu đồng tại Đại hùng bảo điện Việt Nam Quốc Tự mang nét đẹp cổ kính, do chính nghệ nhân người Việt tạo tác.

Hòa thượng cũng nhận định, chuyến khảo sát của Ban Văn hóa Trung ương có ý nghĩa với các vị trụ trì trong việc quản lý, bảo tồn di sản, kiến trúc Phật giáo; đồng thời tránh việc xây dựng các công trình Phật giáo bị pha tạp.

Đoàn đảnh lễ Tam bảo tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự

Đoàn đảnh lễ Tam bảo tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự

Được biết, từ 16 đến 25-9, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức chương trình khảo sát, nghiên cứu kiến trúc 40 ngôi chùa tiêu biểu tại một số tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ, trong đó tại TP.HCM, đoàn đến khảo sát các chùa: Giác Lâm (Q.Tân Bình), Giác Ngộ, Việt Nam Quốc Tự (Q.10), Candaransi (Q.3), Bửu Long, pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức), tu viện Vĩnh Nghiêm (Q.12).

Hình ảnh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tiếp đoàn Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN khảo sát Việt Nam Quốc Tự:

Chư tôn đức niêm hương Tam bảo tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự

Chư tôn đức niêm hương Tam bảo tại chánh điện Việt Nam Quốc Tự

Đảnh lễ lịch đại Tổ sư tại Tổ đường Việt Nam Quốc Tự

Đảnh lễ lịch đại Tổ sư tại Tổ đường Việt Nam Quốc Tự

Chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự

Chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự

Thượng tọa Thích Thiện Quý giới thiệu về Trung tâm hành chánh, văn hóa, tâm linh Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự

Thượng tọa Thích Thiện Quý giới thiệu về Trung tâm hành chánh, văn hóa, tâm linh Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự

Chư tôn đức Ban Trị sự, Ban Văn hóa Trung ương

Chư tôn đức Ban Trị sự, Ban Văn hóa Trung ương

Chư tôn đức Ban Văn hóa TP.HCM

Chư tôn đức Ban Văn hóa TP.HCM

Thành viên đoàn khảo sát

Thành viên đoàn khảo sát

Chư tôn đức Ban Văn hóa Trung ương

Chư tôn đức Ban Văn hóa Trung ương

Thượng tọa Thích Thọ Lạc trao ấn phẩm do Ban Văn hóa Trung ương thực hiện

Thượng tọa Thích Thọ Lạc trao ấn phẩm do Ban Văn hóa Trung ương thực hiện

Trao đổi các nét kiến trúc của Việt Nam Quốc Tự

Trao đổi các nét kiến trúc của Việt Nam Quốc Tự

Hòa thượng Thích Lệ Trang giới thiệu về bia đá trước sảnh Việt Nam Quốc Tự

Hòa thượng Thích Lệ Trang giới thiệu về bia đá trước sảnh Việt Nam Quốc Tự

Chư tôn đức trao đổi nét văn hóa, kiến trúc độc đáo của Việt Nam Quốc Tự

Chư tôn đức trao đổi nét văn hóa, kiến trúc độc đáo của Việt Nam Quốc Tự

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày